Tuesday 20 August 2013

Một Đám Cưới Bị Kiện - Cộng Đồng -

Một Đám Cưới Bị Kiện Một Đám Cưới Bị Kiện   Đợi con cháu đi làm về đầy đủ , đến bữa cơm tối , tôi mới phô chuyện:      – Chiều nay có một chị khoảng trên dưới bốn mươi đến mời ông bà, anh chị thứ bảy này sang nhà chị ta ăn cưới .    Con trai tôi hỏi:       – Ai thế ông ?    Tôi thật thà:     – Ông không biết . Nhìn mặt quen quen nhưng ông không nhớ tên. Các con tính, xa quê mấy chục năm nay mới có dịp trở về làm sao ông nhớ ai vào ai.  Con dâu tôi phỏng đoán nhưng quả quyết:   – Chắc là vợ anh Thắng. Anh chị ấy sắp cưới vợ cho con trai .      Tôi thắc mắc:    – Có phải Thắng con ôngThi Đua không? Nhà mình có anh em họ mạc gì đâu mà họ cũng mời nhỉ? Con trai tôi giải thích:    – Cưới ở quê mình bây giờ người ta mời cả làng, ăn như ăn tiệc chứ không như ngày các cụ lo cho chúng con chỉ mời nội tộc đâu. Sau cưới họ kiểm phong bì, nhà nào không có mặt là bị trách ghê lắm đấy ông ạ.             Vốn là cô giáo tiểu học, ảnh hưởng nghề nghiệp, con dâu tôi phân công:     – Thứ bảy chúng con bận. Bà đi chơi vắng. Ông thay mặt cả nhà đi ăn cưới.      Tôi băn khuăn:      – Chị ấy mời buổi sáng, không nói là mấy giờ .   Vẫn con dâu tôi nhanh nhảu:     – Cứ ăn sáng xong ông đi là vừa. Phong bì chúng con sẽ chuẩn bị cho ông.      Tôi bảo:      – Ông có lương hưu rồi . Phong bì ông sẽ lo. Có điều vừa ăn sáng xong đã đi, liệu có sớm quá không ?   Con trai tôi bảo:      – Không sớm đâu ông ạ. Con sợ ông đến muộn là phải ngồi ở ngoài sân  đấy. Mà như thế thì rất dở.   Tôi bao biện:      – Người ta quý nhau ở cái tình chứ quan trọng gì cái chỗ ngồi.    Lắc lắc đầu, con trai tôi kêu lên:       – Không phải ai cũng nghĩ đơn giản như ông đâu. Ở những đâu con không biét chứ ở nông thôn, nhất là ở làng mình, con thấy chỗ ngồi vẫn là một cái gì quan trọng lắm. Đi ăn cỗ mà bị chủ nhà xếp ngồi ở ngoài sân là coi như bị xúc phạm, bị coi thường. Nói đâu xa, hôm mới rồi ông Hạnh là hiệu trường cấp ba hẳn hoi vì đến chậm nên gia chủ phải xếp ngồi chung mâm với chú choai ở ngoài sân bị dân làng bàn tán mãi. Cho nên cách tốt nhất là cụ cứ đi sơm sớm hộ con. Vừa có thời gian giao lưu, vừa để chủ nhà dễ sắp xếp.             Nhân nói chuyện cưới, con dâu tôi góp chuyện:             – Không chỉ có chỗ ngồi mới phức tạp mà con thấy cưới cheo ở làng ta mấy năm nay cũng nhiêu khê lắm. Khôi phục bao nhiêu là thủ tục. Nào là lễ ăn hỏi, lễ xin cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, có cô cao số phải những hai lần. Cỗ cưới bày biện chả  kém gì thành phố đâu. Nhà ai nấu nướng không ngon là người ta không ăn, thậm chí có người còn nửa thật nửa đùa nói với chủ nhà: Tôi đi ăn cỗ nhưng tôi mất tiền, ông bày cỗ thế chả hoá ông kinh doanh phong bì đấy à?             Nghe con trai, con dâu nói, tôi chán hết cả người. Tôi bàn lùi:             – Thôi, hay là ông không đi nữa. Mình gửi phong bì là được chứ gì.             Con trai tôi gạt phắt đi:             – Không được đâu ông ơi! Mình mà xử sự thế sẽ bị họ mắng vào mặt là, tôi cần là cần cái tình cảm chứ tôi cần đếch gì cái phong bì. Thôi, không bàn nữa. Ông cho phép con quyết định, thứ bảy ông đi ăn cỗ.             Như sợ bố chồng phật ý, con dâu tôi vui vẻ động viên:             – Đã lâu không có dịp ăn cỗ quê, hôm này ông đi thử một bữa xem sao, biết đâu ông lại viết được cái gì đấy cũng nên.             Sáng thứ bảy, ăn qua loa bát mì tôm, thay quần áo mới xong, tôi đi ăn cưới. Vốn là người không ham rượu chè, con trai tôi dặn:             – Uống được thì ông uống một hai chén cho vui \. Còn không thì ông chối. Không nể, không cố làm gì cho vất ông ạ.             Tôi nói để các con yên tâm:             – Ông già rồi, ăn uống được bao nhiêu nữa đâu.             – Là con cứ dặn thế, vì cánh thanh niên họ thích chăm sóc sức khỏe các cụ lắm.             Tôi không hiểu:             – Anh nói thế nghĩa là sao?             – Nghĩa là, anh em họ cầm chén rượu đến xin được kính chúc sức khoẻ các cụ. Các cụ phải uống trăm phần trăm với họ. Nếu không, các cụ mang tiếng là khinh con cháu.             Tôi ngạc nhiên:             – Lại có cái lệ ấy nữa sao?             – Văn hoá làng xã mà ông. Thôi, ông đi kẻo muộn rồi đấy ạ.             Dọc đường đến nhà Thắng tôi dần nhớ, anh là con trai thứ tư của ông Thi. Hồi cải cách ruộng đất ông Thi là cố nông. Ông được chia ruộng, chia nhà. Vợ chồng ông sinh liền tù tì bốn anh con trai, ông còn định sinh thêm anh thứ năm đặt tên là Lợi để tên mấy bố con ông ghép lại thành một câu khẩu hiệu Thi Đua Tranh Đấu Thắng Lợi. Nhưng dịp ấy bà đã trên năm mươi, hết trứng rồi nên Thắng là con út. Ông Thi mất cách đây mươi năm. Nghe nói phát huy truyền thống tranh đấu của một cán bộ cốt cán ngày xưa, ông đấu tranh với các vị lãnh đạo xã hăng quá nên bị khai trừ Đảng. Ức quá, ông vác đơn kêu oan hết lên huyện lại lên tỉnh nhưng không ai giải quyết. Hận với đời, ông phát điên phát rồ mấy năm. Rồi một đêm đi uống rượu say về ông đã ngã xuống “Ao cá Bác Hồ” ở đầu làng và hai ngày sau mới thấy xác ông bềnh lên!             Nhà anh Thắng ở phía cuối làng. Xưa kia dân làng vẫn quen gọi khu vực ấy là xóm Cây Gạo, xóm có nhà ông Chánh hội Thiện. Mấy chục năm đã qua đi . Thời gian làm bộ mặt xóm làng thay đổi quá nhiều. Cây gạo to mấy vòng tay người ôm không còn. Cái giếng chồng đá tảng từ đáy lên miệng quanh năm nước trong leo lẻo đã bị lấp. Ngôi miếu thờ thần cây, thần núi Sáng, thần sông Lô cũng không còn nữa… Sợ đi ăn cỗ nhầm nhà, tôi phải hỏi thăm hai ba người mới vào đúng nơi mình định đến.             Bước qua cái cổng chào có kết hoa, có treo đèn lồng, có dòng chữ đỏ chót “Kính chào quý khách” tôi đã thấy vô khối người: Đàn ông có, đàn bà có, trẻ có, già có, họ đứng ngồi lố nhố bên những bộ bàn ghế kê dưới mái nhà bạt ở ngoài sân. Từ trong đám đông có một người đầu húi cua, dáng người cao lớn nhưng hơi thô kệch vội chạy ra đón tôi. Tôi đoán là anh Thắng vì trông anh rất giống ông Thi. Tôi đoán quả không sai. Anh Thắng tươi cười, vồn vã bắt tay tôi, hỏi:             – Có một mình ông thôi à? Thế cô chú ấy đâu?             Tôi nói lời cáo lỗi cho con trai, con dâu. Anh Thắng tỏ ra thông cảm và tôi không thể ngờ từ trong cái miệng có hàm răng vổ, ám khói thuốc lào kia lại nói những lời rất có cánh:             – Ông mới về quê mà chiếu cố dành thời gian đến với vợ chồng con thế này là quý hoá quá rồi. Con xin được rước ông vào trong nhà xơi nước ạ.             Trong nhà, phía sát tường kê ba chiếc chiếu kinh , còn lại cũng toàn bàn ghế. Anh Thắng dẫn tôi đến bên chiếu giữa, đặt ở trước bàn thờ. Ngồi ở đấy mới có một ông nhìn chưa đến nỗi già, chừng ngót sáu mươi là cùng, nhưng lại nuôi râu lờ phờ và hom hem như ông lão bảy tám mươi. Anh Thắng trịnh trọng giới thiệu đấy là cụ Đích, trưởng họ nhà anh. Tưởng ai chứ ông Đích thì tôi biết. Ông là trưởng nam của cụ Địch. Các cụ về với tổ tiên cả rồi, ông Đích nghiễm nhiên trở thành trưởng họ Lê, một họ đâu như có đến sáu bảy cành. Được ngồi chiếu giữa lại ngồi với ông trưởng họ. Vậy tôi là khách quý của gia đình rồi. Tôi nghĩ thế.             Ông Đích vươn cổ gọi một đứa cháu gái từ đâu chạy tới, sai nó xúc ấm pha trà mới. Đợi nó rót nước xong ông lại sai nó bóc bao thuốc lá Vinataba mời tôi. Tôi cám ơn bảo rằng, tôi không hút thuốc. Sau khi nhấp một ngụm trà, tôi hỏi thăm sức khỏe của ông Đích. Ông thủng thẳng nói:             – Ông cứ nhìn tôi đây thì biết. Mỗi ngày tôi vẫn đi hết một chai sáu lăm . Hỏi ông thế là khoẻ hay yếu?             Tôi tỏ ra cảm phục về tửu lượng của ông nhưng vẫn chân thành khuyên:             – Ở tuổi anh em mình nên dùngLễ cưới trong nhà thờin ít thôi ông ạ. Tôi nghe báo chí nó nói, người uống nhiều bia rượu dễ mắc bệnh tim mạch và ung thư dạ dày.             Cười khẩy một tiếng , nói:             – Nghe mấy thằng nhà báo thì đổ thóc giống ra mà ăn. Chỉ nói bậy.  Uống nhiều rượu mà có bệnh thì tôi là cái thằng phải dính đầu tiên. Nếu đong đếm được tôi phải uống mấy ngàn lít vào bụng, thế mà tôi có bận gì đâu.             – Bây giờ ông vẫn uống tốt chứ ạ?             – Thì tôi vừa mới nói mỗi ngày phải một chai sáu lăm mà lị. Không có nó là y như rằng chân tay cứ run lẩy bẩy thế này này. Những lúc như vậy chỉ cần làm một cốc là hết run, lại đi cày được.             Không dám nói chuyện rượu với ông Đích nữa, tôi chuyển đề tài: - Anh Thắng lo cho cháu này là cháu đầu hay thứ thế ông? - Đầu! Thằng đầu đấy ông ạ.             – Cháu ở nhà hay đi công tác?             – Nó đi làm thuê bên Ma lai…             – Tức là đi lao động xuất khẩu bên MaLai xi a.             – Tôi nghe thằng bố nó bảo vậy.             – Được đi vậy là tốt rồi.             – Ông bảo tốt là tốt cái gì? Phải chạy chọt hết mấy chục triệu mới được đi làm thuê. Đời ông đã làm thuê. Đời cháu cũng lại đi làm thuê. Ông tính thế thì vẻ vang nỗi gì nào?             Tôi vẫn dò hỏi:             – Thế còn cô dâu?             – Cũng bên ấy ông ạ.             – Chị ấy là người nước ngoài chứ ạ?             – Không! Được vậy đã phúc đức bảy mươi đời. Cháu nó người mãi trên Bắc Giang. Anh chị cùng đi làm thuê, gặp nhau, yêu nhau, lấy nhau. Thế là con cháu đặt đâu bố mẹ ngồi đấy. Thời buổi nhốn nháo bực không chịu được. Kia, chúng nó kia kìa.             Theo hướng tay ông Đích chỉ, tôi nhìn ra sân không thấy anh chị nào có vẻ là cô dâu, chú rể. Ngước mắt trông lên bắt gặp một tấm ảnh có hình cô gái e lệ nép đầu bên ngực chàng trai. Chàng trai cúi xuống âu yếm nhìn cô gái. Tấm ảnh được phóng to lồng trong khung kính, treo dưới dòng chữ “Lễ thành hôn” trên tấm phông trang trí đám cưới. Tôi khen:             – Anh chị đẹp đôi. Hạnh phúc quá ông nhỉ?             Tôi không nghe rõ ông Đích lẩm bẩm nói gì vì tiếng loa thùng ai đó vừa mở to quá cỡ rồ lên. Cùng lúc đó, bộ phận hậu cần xin phép các cụ được thu dọn ấm chén để bày cỗ.             Tôi vẫn được chủ nhà bố trí ngồi ở chiếu giữa cùng với ông Đích và bốn ông nữa, không già hơn tôi bao nhiêu.             Khách quá đông! Anh Thắng không thể đến từng mâm có lời mời được, anh phải cầm chiếc míc nói qua loa thùng, tiếng to như ở  buổi mít tinh ngoài xã:             – Kính thưa các cụ. Thưa các ông các bà và toàn thể hội hôn. Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, vợ chồng tôi tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu Hùng Nga. Trước hết, chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả mọi người đã có mặt tại đây để chứng kiến công việc tốt lành cho hai cháu. Sau nữa, đã đến giờ sinh hoạt, xin trân trọng kính mời các cụ, các ông bà, các anh chị em thân bằng cố hữu hai bên nội ngoại và các vị khách quý cùng uống chén rượu nhạt mừng hạnh phúc cho hai cháu và đại gia đình chúng tôi ạ.             Đầy đủ quá, rõ văn quá. Thật không ngờ anh Thắng ăn nói lại khúc triết ra phết. Tôi thầm khen và giơ tay xem đồng hồ: Mới bảy giờ ba mươi. Đúng là ăn cỗ sớm thật. Ăn uống kiểu này đến trưa lại phải ăn cơm nhà là cái chắc!             Anh Thắng vừa dứt lời thì từ trong nhà ra ngoài sân, mọi người đều nâng chén chạm vào nhau canh cách. Rồi uống. Rồi bắt tay. Rồi cười nói. Ầm ầm, rào rào cứ như tằm ăn rỗi, cứ như đang họp chợ. Mâm tôi ngồi, ông Đích cũng khích lệ:             – Nào, chúng ta cùng hạ độ cao đi chứ các cụ. Uống được cứ uống cho nó vui. Anh em trong nhà đừng ngại gì cả. Nào mời các cụ.             Ông Đích nâng chén rượu lên chạm vào chén từng người trong mâm rồi ngửa cổ làm một nhát không còn một giọt. Nhìn ông Đích uống rượu ngon lành như người ta uống nước lã, tôi phục quá nhưng cũng chỉ dám noi gương ông làm một ngụm nhỏ .             Sau mấy chén rượu, men đã ngấm khiến mặt mũi ông Đích đỏ gay. Ông nhanh nhẹn và nói năng linh hoạt hẳn lên. Với cái giọng của bề trên, ông Đích bảo, nhờ có ông nên đám cưới mới được đông vui, hoành tráng thế này. Ông nói rõ hơn:             – Tuy mình không có tiền, không có của cho chúng nó nhưng mình có cái ý của mình. Tôi nói với vợ chồng thằng chú Thắng là, đời ông bà, bố mẹ mình đã không mở mày, mở mặt được với thiên hạ thì đến đời anh em mình nhân dịp này cố làm cho đàng hoàng. Không có tiền thì chú thím phải đi vay mà cưới cho con. Rồi các thủ tục cưới hỏi cũng phải từng bước tiến hành cho đầy đủ. Đừng có vin vào lý do này nọ mà làm ngang làm tắt, mà ăn uống nhom nhem là dân làng cười cho cả họ, mang tiếng cả họ. Tôi nói, nếu chú thím không nghe, tôi đếch đến thì đừng có trách. Tôi phải làm găng thế thằng chú Thắng nó mới chịu mổ trâu, bày cỗ mời chúng ta đấy. Nào, mời các cụ.             Ông Đích lại nâng chén lên vừa lúc có một thanh niên không rõ từ mâm nào lách qua mấy bàn đi đến. Liếc nhìn thấy trong chén anh ta vẫn còn rượu, ông Đích bảo ngay:             – Thằng này phạm luật rồi. Anh đem rượu thừa ở đâu đến thế? – Anh thanh niên gãi đầu gãi tai chưa biết nói thế nào thì ông Đích dạy dỗ – Muốn chúc rượu các cụ thì anh phải uống cạn chỗ rượu kia đi, rồi mới được ra rượu con nhá!             Anh thanh niên “vâng dạ” làm theo lời ông Đích, tiếp đó với thái độ hết sức cung kính, anh nói:             – Thưa các cụ. Hôm nay là ngày vui của hai bạn Hùng Nga, con xin mượn rượu nhà chú Thắng được kính chúc các cụ mạnh khoẻ, sống lâu để làm chỗ chữa vững chắc cho con, cho cháu ạ.             Ông Đích vuốt râu cười khà khà, khen:             – Anh này khá lắm. Nào, các cụ. Cháu nó có lời mời chúng mình không nên chối. Còn ông – ông Đích nhắc tôi – cứ nâng chén lên động viên các cháu một tý.             Đúng là uống rượu chúc là phải cạn một trăm phần trăm. Tôi ngộ ra thế vì thấy ai uống xong cũng dốc ngược chén lên mà không còn một giọt rượu nào rớt xuống. Chà, chúc rượu kiểu này có khác gì làm các cụ yếu đi chứ khoẻ mạnh thế quái nào được. Đợi mọi người đặt chén xuống mâm, anh thanh niên lại nói: “Con xin phép được sờ tay các cụ một cái ạ” . Rồi anh bắt tay từng cụ một. Xong việc, anh mới thoả mãn trở về vị trí.             Cứ thế, hết anh này lại đến anh khác thay nhau tới xin được chăm sóc sức khoẻ các cụ. Tôi chỉ còn biết ngồi cười trừ chứ không dám có ý kiến gì nữa.             Bữa rượu kéo dài phải đến hơn một giờ đồng hồ mới kết thúc.             Phía ngoài sân nhiều người đã cơm no, rượu say đang lục tục ra về. Vợ chồng anh Thắng mỗi người đứng một bên cái cổng chào có dòng chữ “Cám ơn quý khách” để thu phong bì. Cái “văn hoá phong bì” kiểu này xem ra cũng chả khác gì  ngoài thị xã: Nhìn cứ như người thu vé vào xem đá bóng!             Đúng lúc tôi đang định nói lời chào ông Đích và ra đưa phong bì cho vợ chồng anh Thắng để rút lui thì từ phía ngoài cổng có tiếng bọn trẻ con hô lên: “Cô dâu về rồi!”. Đúng là xe đón cô dâu về thật. Những hai chiếc loại 14 chỗ ngồi. Chiếc chạy trước là đoàn nhà trai. Chiếc chạy sau là đoàn nhà gái. Trên đầu chiếc xe nào cũng dán chữ “song hỉ” đỏ chót. Những ai chưa kịp về đều dừng lại tò mò chờ xem mặt cô dâu. Nhưng cánh cửa xe bật mở lại không thấy cô dâu chú rể xuất hiện mà chỉ có hai đứa trẻ con, mỗi đứa ôm một bức ảnh, chạy ào vào nhà. Tôi cũng như mọi người ngơ ngác chưa hiểu sao lại có sự lạ lùng này thì ông Đích nói nhỏ với tôi:             – Ảnh vợ chồng chúng nó đấy ông ạ.             – Thế các cháu đâu?             – Chúng nó làm gì có tiền mua vé máy bay mà về hả ông.             Tôi chợt hiểu:             – À, ra thế!             Ghé sát tai tôi, ông mới thì thào:             – Nói chỉ mình ông biết. Chúng nó sắp có con với nhau bên Malai rồi. Bây giờ mới bảo tôi nhận dâu, tôi chưa biết nên xử lý thế nào đây?             Đợi mọi người gọi là tạm ổn định chỗ ngồi, trưởng ban tổ chức hội hôn liền mời ông trưởng đoàn nhà trai lên phát biểu.             Trưởng đoàn nhà trai dõng dạc báo cáo để toàn thể hội hôn biết: Đoàn đã được nhà gái đón tiếp rất nhiệt tình, vui vẻ đúng với tinh thần thông gia hai nhà như một và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà trai đi đến nơi về đến chốn đúng với giờ hoàng đạo. Ông cám ơn nhà gái và giao lại công việc cho ban tổ chức hội hôn điều hành theo chương trình đã định.             Tiếp theo, trưởng ban hội hôn giới thiệu trưởng đoàn nhà gái phát biểu. Sau một loạt “kính thưa” với chúc sức khoẻ, ông này tóm tắt trích ngang lý lịch cô dâu: Cô sinh ra ở nông thôn, bố mẹ cô là nông dân. Học hết lớp 12, thi đại học không đỗ, cô được bố mẹ lo chạy cho đi lao động xuất khẩu… ông lớn tiếng bảo:             – Có thể nói, cháu Nga nhà chúng tôi, khi còn ở nhà nó là một đứa con ngoan, một cô trò giỏi. Lớn lên ra nước ngoài là một công dân tốt. Ở quê, cháu Nga cũng có người yêu thương, quý mến. Nhưng ông bà ta xưa nói: “gần thì chẳng bén duyên cho – xa xôi cách mấy lần đò cũng đi”. Cho nên vợ chồng là cái duyên, cái số. Gia đình chúng tôi rất lấy làm vinh dự, tự hào, rất lấy làm hạnh phúc khi cháu Nga được về làm dâu con ông bà Thắng và làm con cháu họ nhà trai chúng ta. Từ hôm nay chúng tôi xin bàn giao lại cháu Nga cho ông bà Thắng cùng các cụ ạ.             Sau vài tiếng vỗ tay lộp bộp vang lên, trưởng ban hội hôn trân trọng kính mời cụ trưởng họ nhà trai lên nhận dâu.             Trưởng ban mời đến lần thứ ba mà ông Đích vẫn ngồi như đóng đinh trên chiếu kinh. Tưởng ông ngà ngà say, lơ ngơ không nghe rõ, tôi giật giật áo ông giục:             – Tôi biết rồi – Ông Đích nhăn mặt, cáu. Tuy vậy, ông vẫn đứng dậy. Sợ ông loạng choạng ngã, trưởng ban hội hôn vội vàng chạy vào: “Thôi thôi! không phải ra nữa. Cụ cứ đứng đây cũng được ạ. Con mời cụ” – Anh nói và ấn chiếc mic vào tay ông Đích. Cầm chiếc míc lên miệng, ông Đích thồi phù phù như người ta thổi lửa mấy cái liền, đoạn ông nói, không biết vì cảm động hay vì quá chén mà giọng nghe méo hẳn đi:             – Tôi không có nhận con, nhận cháu gì cả. Tôi đã biết mày ngang, mũi dọc của nó bao giờ đâu mà nhận. Các người bảo tôi nhận? Nhỡ nó là một đứa hư hỏng, mà hư hỏng rồi đấy, thì tôi biết ăn nói với tổ tiên thế nào. Bởi vậy các người muốn làm thế nào thì làm. Tôi đã nói không nhận là dứt khoát tôi không có nhận”. Dứt lời ông Đích quăng trả cái míc suýt nữa trúng vào mặt trưởng ban hội hôn, rồi ngồi phịch xuống. Tất cả mọi có mặt đều lặng đi. Có vài tiếng cười lạc lõng bật lên, nghe thật vô duyên. Người ta đưa mắt nhìn nhau. Sao ông Đích thay đổi như lật bàn tay thế nhỉ? Ai mà biết được, trừ ông. Giống như mọi người, tôi cũng không biết. Tôi chỉ muốn quát lên: Trời ơi! một đám cưới không có cô dâu chú rể sao ông còn bắt anh em, con cháu tiến hành đầy đủ các lễ nghi và tổ chức đánh chén linh đình làm gì, hả ông Đích? Nhưng tôi vần ngồi im không dám hé răng. - - - - - - - - - Xem thêm: - - - - - - - - - www.Cuoihoivietnam.Com Nguồn: tổng hơp - - - - - - - - -

Haaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaay!Bất cứ ai cũng muốn làm cho tôi một số biểu ngữ?<3 

************************************************** ********************************************

Thứ Hai.

Oh, hôm thứ hai. Nơi Tôi phải bắt đầu với bạn? Tại sao có thậm chí hôm thứ hai? Tại sao có thể không chỉ là thứ sáu và cuối tuần? Tại sao mọi người phải thức dậy vào những giờ trong ngày sau khi đấu tranh với mất ngủ cả đêm, buộc phải lấy quần áo trên, và có được ra khỏi cửa trước khi chúng "muộn?" Ồ, tôi biết.

Làm việc. Workidy làm việc.

Và trường học.

Trường.

Trường.

Tôi biết những gì bạn đang suy nghĩ. Tại sao không phải là đồng hồ báo thức pesky ở phía bên giường của tôi rung lên vì vậy tôi thể bạn smack nó với bàn tay của tôi? Chờ cho nó ... Chờ cho nó ....

Yeah, không. Tôi không sở hữu một chiếc đồng hồ báo thức và bố mẹ tôi đang làm việc. Tuy nhiên, tôi có muối.

Lau rớt dãi ra khuôn mặt của tôi từ Salt, tôi đẩy anh sang một bên và trượt một chân của tôi ra khỏi giường. Rên rỉ, tôi buộc bản thân mình để kéo một khác của tôi hơn là tốt, và ngồi trên mép giường, mái tóc của tôi hoàn toàn trong hải lý và trên tất cả các mặt của tôi.

"Đây sẽ là một ngày đáng quên, muối," tôi nói, gãi mông Salt khi anh được sao lưu vào tôi trên giường. "Trường trung học này là có được cái chết của tôi, tôi chỉ biết nó. Có sẽ được giàu có, kẻ snobby với hoàn nhào tóc như Justin Bieber. Có sẽ là cô gái với làn da mụn trứng cá miễn phí và mái tóc vàng của thuốc tẩy, đặt ngực giả của họ vào mặt tôi. Chỉ cần xem, muối, tôi sẽ bước vào trường, giới thiệu bản thân mình như Plain Jane, và một số cổ vũ điên sẽ giải quyết cho tôi xuống đất và lực lượng gương trang điểm trên khuôn mặt của tôi. Tôi chỉ cần biết nó. "

"Và phần tệ nhất của tất cả? Tôi không muốn được chú ý bởi những người này. Tôi muốn hòa nhập Nhưng mẹ kiếp, tôi sẽ pha trộn trong như trắng Out cố gắng để pha trộn trong giấy, và mặc dù nó sẽ cố gắng, và cố gắng để pha trộn vào, nếu bạn nhìn kỹ, bạn có thể thấy sự khác biệt. Tất cả điều đó đang gặp khó khăn, tất cả những nỗ lực cho rằng chai trắng Out để cuối cùng phù hợp với giấy, và bạn vẫn có thể thấy rằng trắng ra, vẫn còn vỏ nó ra và cười lúc đó là nỗ lực yếu ớt trở thành một vớiel Papel.Đó là tiếng Tây Ban Nha cho giấy. Khi lớn như ngôi nhà này được, cáp của chúng tôi không được nối đúng, chúng tôi chỉ nhận được Dora the Explorer. Nhưng bạn wouldn 't biết rằng, bạn sẽ, nụ Bạn đã Ðừng làm theo đáng lo ngại, xã hội sáo rỗng này với iPhone và - và những lò nướng dễ dàng chúng được đưa ra với điều đó bằng cách nào đó làm cho đập mac và pho mát và bánh Bây giờ tôi thực sự. . Huênh hoang ... Và tôi đói tôi đoán những gì tôi đang cố gắng để nói, muối, là tôi yêu bạn cho là - "

Muối để cho một rip ngay trong khuôn mặt của tôi.

"Cảm ơn bạn vì điều đó, Salt," tôi nói một cách mỉa mai. Đàn áp một trò đùa, tôi đứng dậy khỏi giường và đi đến gương chiều dài đầy đủ của tôi và đã xuất hiện trong tôi.

Tốt thần, người phụ nữ,hạt tiêu bên trong của tôi đã nói chuyện với tôi.Bạn cần phải đánh bóng những con sâu bướm trên khuôn mặt của bạn mà bạn gọi lông mày, ngay.Làm thế nào thì bạn sẽ giành được một tỷ phú nóng ở trường mới này?Đây là cơ hội của bạn!Bạn đang ở trong tỷ phú chơi Boy thiên đường!

Tôi quay lại, rời khỏi gương, chớp mắt nước mắt lại.

Tuyệt vời, bây giờ tôi sẽ khóc? ĐượcTitanicđột nhiên chơi trong nền hoặc một cái gì đó? Có, tôi có thể nghe Celine Dioon hát trong khoảng cách. "Đừng chết, Jack Dawson!" Tôi thì thầm với bản thân mình. "Hãy để chó bị chết đuối, để cô ấy bị chết đuối và tồn tại. Sống sót!"

No comments:

Post a Comment