Friday 19 October 2018

Edmonton – Wikipedia tiếng Việt


Edmonton là thành phố lớn thứ sáu của Canada, thủ phủ của tỉnh (tương đương như bang ở Hoa Kỳ) Alberta, tỉnh nổi tiếng về trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Saudi Arabi. Edmonton là một thành phố trẻ, năm 2004 này Edmonton ăn mừng kỷ niệm thế kỷ đầu tiên của mình; với chỉ khoảng gần 1 triệu dân. Thành phố này còn nổi tiếng với West Edmonton Mall, trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, có cả một khách sạn, một công viên nước, một trường bắn, một công viên giải trí với trò tàu lượn vòng xoay tốc, một bảo tàng sống mô tả cuộc sống qua các thời kỳ, bảo tàng hoàng gia Alberta, Trường đại học Alberta University of Alberta, đứng thứ 55 thế giới và thứ 2 đến 3 trong Canada. Thành phố này còn nổi tiếng về các lễ hội nhất là vào mùa hè. Mùa đông, bạn có thể chơi các trò chơi thể thao mùa đông như trượt băng, trượt tuyết (xuống đồi hoặc đường bằng)



































































































































































































































Những địa điểm du lịch:


  • Trung tâm Winspear hoặc Phòng triển lãm Nghệ thuật Alberta: trưng bày hàng ngàn cổ vật lịch sử và nhiều hoạt động trình diễn thú vị. Hai nơi này mở cửa lúc 9h sáng – 5h chiều với giá 11$ – 12,5$.

  • Công viên Pháo đài Edmonton: Nằm trong khuôn viên rộng 65 héc ta dọc Sông Bắc Saskatchewan

  • Làng Di sản Văn hóa Ukraina: Mở cửa từ 10h sáng – 4h chiều

  • Công viên Kỷ Jura: Trải nghiệm chuyến tham quan đi bộ ngắm mô hình những con khủng long khổng lồ, mở cửa hàng ngày cho tới chập tối.

  • Old Strathcona: Một điểm đến của những tín đồ mua sắm đậm chất truyền thống, đồ thủ công.

  • Các hoạt động du lịch khác: Edmonton có mùa hè nóng, thường ẩm ướt và mùa đông lạnh, có tuyết rơi. Tùy vào thời điểm tham quan trong năm, du khách có thể trượt tuyết và trượt băng, đi bộ, leo núi, dã ngoại, chơi golf và chèo xuồng dọc dòng sông uốn lượn của nơi đây.








British Columbia – Wikipedia tiếng Việt



British Columbia (BC; tiếng Pháp: la Colombie-Britannique, C.-B.), còn được gọi Columbia thuộc Anh, là tỉnh bang cực tây của Canada, một trong những vùng có nhiều núi nhất Bắc Mỹ.

Trước thế kỷ 19 tất cả đất đai của British Columbia (kể cả đảo Vancouver) và một phần của tiểu bang Washington của Hoa Kỳ là đất thuộc Công ty Hudson Bay (trao đổi lông thú vật với dân bản xứ). Vào giữa thế kỷ 19 phần đất phía bắc vĩ tuyến 49 rơi vào tay Đế quốc Anh và được chia ra làm hai thuộc địa: British Columbia (nằm trong lục địa) và Vancouver (nằm ngay trên đảo Vancouver). Đến năm 1866 hai thuộc địa này sáp nhập với nhau thành British Columbia và 5 năm sau British Columbia được gia nhập vào Liên bang Canada. Do đó British Columbia vẫn giữ tên để giữ truyền thống Anh vì British Columbia có nghĩa là "Columbia thuộc Anh".

Vì ở cạnh biển, British Columbia được xem là cửa ngõ để đến Thái Bình Dương và Á Châu. Về phía đông của B.C. là tỉnh bang Alberta, về phía bắc là hai lãnh thổ tự trị Yukon và các Lãnh thổ Tây Bắc, về phía tây-bắc là tiểu bang Alaska, về phía nam là các tiểu bang Washington, Idaho và Montana của Hoa Kỳ.

British Columbia tận hưởng một khí hậu tương đối ôn hoà do dòng nước biển Gulf Stream mang nước ấm từ Xích đạo lên, hoa thường thường nở vào đầu tháng 2. Nằm giữa Thái Bình Dương và dãy Rocky là những vùng địa lý hoàn toàn khác nhau của B.C.: từ núi đá nhọn và cao hơn 2.000 m đến các thung lũng ấm áp vừa đủ để trồng nho làm rượu, từ những con sông hùng vĩ uốn mình giữa các ngọn núi dẫn nước của băng đá ra biển đến vô số các vịnh dọc theo bờ biển được tạo ra khi sóng đập vào bờ đá.

British Columbia liên tục thu hút các dân định cư, trong cũng như ngoài nước: hàng năm khoảng 40.000 người định cư ở đây, và dân số của B.C. hiện nay (2005) vào khoảng 4,22 triệu người. Thành phố Vancouver là hải cảng lớn nhất bên bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ và cũng là nơi tập trung của trên 1,5 triệu người, trở thành thành phố lớn thứ ba của Canada (sau Toronto và Montréal). Vancouver có một cộng đồng người Hoa lớn thứ hai ở Bắc Mỹ (sau San Francisco). Ngoài ra còn có trên 60.000 cư dân gốc Ấn Độ và trên 16.000 gốc Nhật Bản. Nằm ở đầu phía nam của đảo Vancouver, chỉ 85 dặm về hướng tây bắc của Seattle, là thủ phủ Victoria. Hơn 300.000 dân của thủ phủ này hưởng một khí hậu cận Địa Trung Hải với thời tiết ôn hoà quanh năm. Chính phủ và ngành du lịch là hai nền kinh tế chính ở Victoria.



Có 14 khu vực công viên và khu bảo tồn trong tỉnh, có 141 dự trữ sinh học, 35 công viên biển cấp tỉnh, 7 khu di sản cấp tỉnh, 6 địa chỉ lịch sử cấp quốc gia, 4 Vườn quốc gia và 3 Khu bảo tồn Vườn quốc gia. 12.5% (114.000 km2 (44.000 sq mi)) của British Columbia đang được coi là khu vực cần được bảo vệ nằm trong 14 khu vực công viên.

British Columbia có 7 Vườn quốc gia:



British Columbia cũng có mạng lưới rộng các công viên cấp tỉnh, điều hành bởi B.C. Parks thuộc Bộ Môi trường. Hệ thống công viên cấp tỉnh của British Columbia là hệ thống công viên lớn thứ hai của Canada (lớn nhât là Hệ thống Vườn quốc gia Canada).

Một cấp công viên khác là công viên cấp vùng, duy trì và điều hành bởi các huyện.


















Thiên vương – Wikipedia tiếng Việt


Về hành tinh mang tên Thiên Vương, xem Sao Thiên Vương

Tượng Quảng Mục thiên vương trong một đền thờ ở Hàn Quốc (Virūpākṣa)

Quảng Mục Thiên Vương (Virūpākṣa), Vị Thiên Vương của phương Tây (một trong Tứ Đại Thiên Vương). Tranh thế kỷ 13.

Theo truyền thống Miến Điện (1906)

Thiên vương (zh. 四大天王, ko. 사왕천/사천왕, ja. 四天王) được xem như là người canh giữ thế giới, thường được thờ trong các chùa. Truyền thuyết cho rằng các Thiên vương sống trên núi Tu-di (sa. meru), canh giữ thế giới và Phật pháp. Các vị đó chiến đấu chống cái ác và bảo vệ những nơi Phật pháp được truyền bá. Thân thể các vị được áo giáp che chở, đầu mang giáp sắt.

Có bốn vị Thiên vương (Tứ Thiên vương, sa. catur-mahārāja) ở bốn hướng:


  1. Bắc Thiên vương với tên là Đa văn thiên (多聞天, sa. vaiśravaṇa) có thân màu lục, tay trái cầm cờ chiến thắng, tay phải mang tượng chùa hoặc một bảo tháp (mà trong đó – theo truyền thuyết – Long Thụ đã tìm được những bộ kinh dưới Long cung), hoặc một con chuột màu bạc phun ngọc. Vị Bắc Thiên vương là vị quan trọng nhất trong bốn vị Thiên vương;

  2. Nam Thiên vương là Tăng trưởng thiên (增長天, sa. virūḍhaka) có thân màu xanh, cầm gươm chém Vô minh. Vị này chuyên giữ gìn những chủng tử tốt đẹp trong con người;

  3. Đông Thiên vương là Trì quốc thiên (持國天, sa. dhṛtarāṣṭra) có thân trắng, tay cầm đàn, tiếng đàn sẽ làm tâm thức con người trở nên thanh tịnh;

  4. Tây Thiên vương tên Quảng mục thiên (廣目天, sa. virūpākṣa) có thân màu đỏ, tay phải cầm rắn (sa. nāga) nhưng không cho nó chiếm giữ Như ý châu (ngọc như ý). Ngọc như ý chỉ chuyên dành cho những bậc giác ngộ và rắn chỉ là người canh giữ viên ngọc đó.

Truyền thuyết Trung Quốc đã nhắc các vị này từ thế kỷ thứ 4, nhưng đến đời Đường (thế kỷ thứ 7) người ta mới thật sự thờ cúng các vị Thiên vương. Mỗi vị này có 91 con trai và 8 tướng quân, giúp canh giữ mười phương thế giới. Tương truyền rằng, năm 742, Đại sư Bất Không Kim Cương (sa. amoghavajra, Mật tông) niệm chú Đà-la-ni gọi các vị Thiên tướng xuống giúp chống ngoại xâm. Vị Bắc Thiên vương và Tây Thiên vương hiện xuống đẩy lùi giặc, nhà vua nhớ ơn cho xây tượng các vị trong chùa chiền.

Tứ đại thiên vương được cho là đang sống ở tầng trời Cātummahārājika, (tiếng Pāli Cātummahārājika, "của Tứ Đại Vương") trên sườn thấp của núi Tu Di, đó là mức thấp nhất của các chư thiên của Dục giới (Kāmadhātu). Họ là những người bảo vệ của thế giới và chống lại cái ác, mỗi người có thể chỉ huy một quân đoàn của những sinh vật siêu nhiên để bảo vệ Pháp.













































































































devanagari
Sanskrit
वैश्रवण (कुबेर)
Vaiśravaṇa (Kubera)
विरूढक
Virūḍhaka
धृतराष्ट्र
Dhṛtarāṣṭra
विरूपाक्ष
Virūpākṣa
Ý nghĩa
nghe tất cả mọi thứ
kích thích tăng trưởng
bảo vệ vương quốc
nhìn thấy tất cả
devanagari
Pāli
वेस्सवण (कुवेर)
Vessavaṇa (Kuvera)
विरूळ्हक
Virūḷhaka
धतरट्ठ
Dhataraṭṭha
विरूपक्ख
Virūpakkha
Sinhala
ký âm
වෛශ්‍රවණ
Vaishravaṇa
විරෑඪ
Virūḷhaka
දෘතරාෂ්ට
Dhrutharashṭa
විරූපාක්ශ
Virūpaksha
Tiếng Thái
ký âm
ท้าวกุเวร
Thao Kuwen
ท้าววิรุฬหก
Thao Wirunhok
ท้าวธตรฐ
Thao Thatarot
ท้าววิรูปักษ์
Thao Wirupak
เวสวัณ, เวสสุวัณ
Wetsawan, Wetsuwan
tiếng Miến Điện
ကုဝေရ
Wéthawún Nat Min
ဝိရဠက
Virúlaka Nat Min
ဓတရဌ
Daddáratá Nat Min
ဝိရုပက္ခ
Virúpekka Nat Min
Tiếng Hán
bính âm
[多聞天王] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: zh-t (trợ giúp) / 多闻天王
Duō Wén Tiānwáng
[增長天王] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: zh-t (trợ giúp) / 增长天王
Zēng Zhǎng Tiānwáng
[持國天王] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: zh-t (trợ giúp) / 持国天王
Chí Guó Tiānwáng
[廣目天王] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: zh-t (trợ giúp) / 广目天王
Guăng Mù Tiānwáng
[毗沙門天] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: zh-t (trợ giúp) / 毗沙门天
[留博叉天] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: zh-t (trợ giúp) / 留博叉天
[多羅吒天] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: zh-t (trợ giúp) / 多罗吒天
[毗琉璃天] lỗi: {{lang}}: thẻ ngôn ngữ không rõ: zh-t (trợ giúp) / 毗琉璃天
kanji
tiếng Nhật
多聞天 (毘沙門天)
Tamon-ten (Bishamon-ten)
増長天
Zōjō-ten
持国天
Jikoku-ten
広目天
Kōmoku-ten
治国天
Zōchō-ten
Hangul
tiếng Hàn ký âm
다문천왕
Damun-cheonwang
증장천왕
Jeungjang-cheonwang
지국천왕
Jiguk-cheonwang
광목천왕
Gwangmok-cheonwang
tiếng Tây Tạng ký âm
rnam.thos.sras (Namthöse)
phags.skyes.po (Phakyepo)
'yul.'khor.srung (Yülkhorsung)
spyan.mi.bzang (Chenmizang)
Hán Việt
Đa Văn Thiên
Tăng Trưởng Thiên
Trì Quốc Thiên
Quảng Mục Thiên
Màu
vàng
xanh
trắng
đỏ
Biểu tượng
ô dù
kiếm
đàn pipa
con rắn
chồn
stupa
stupa
ngọc trai
Người theo
yakṣas
kumbhāṇḍas
gandharvas
nāgas
Hướng
Bắc
Nam
Đông
Tây










  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)

  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.









Lời nguyền Kennedy – Wikipedia tiếng Việt



Lời nguyền Kennedy [1][2][3] là những suy diễn xuất phát từ việc chứng kiến một chuỗi những tai ương giáng đổ trên Gia tộc Kennedy.[3][4][5][6][7][8] Ý niệm về một "lời nguyền" đến từ các phương tiện truyền thông, rồi được phát triển và phổ biến rộng rãi trong công chúng.[9][10][11]

Mặc dù những bất hạnh này có thể xảy đến cho bất kỳ ai, nhiều người vẫn xem những thảm họa nối tiếp nhau trút xuống gia tộc Kennedy như là một "lời nguyền". Câu hỏi được đặt ra là liệu các tai ương chỉ một mình gia tộc Kennedy gánh chịu, đặc biệt là hai vụ ám sát cướp lấy mạng sống của một tổng thống và một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, là định mệnh nghiệt ngã như một lời nguyền hay chỉ đơn giản là những âm mưu có phối hợp chống lại gia tộc danh giá và quyền thế này.



Những người tin vào giả thuyết "lời nguyền" thường trích dẫn những sự kiện sau và xem chúng như là chứng cớ của những bất hạnh đổ xuống gia tộc Kennedy.


  • 1941 – Rosemary Kennedy (1918-2005, con thứ ba và là con gái đầu của Joseph P. Kennedy) phải giải phẫu thuỳ não để chữa trị bệnh trì độn (mental retardation). Kết quả của cuộc giải phẫu là một thảm hoạ, và Rosemary phải sống trong một dưỡng đường cho đến khi qua đời năm 2005.[4][5][6][12][13]

  • 1944 – Joseph P. Kennedy, Jr. (1915-1944, con đầu của Joseph P. Kennedy) đã hi sinh trong một phi vụ vượt qua eo biển Manche trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

  • 1948 – Kathleen Kennedy (1920-1948, con thứ tư và là con gái thứ hai của Joseph P. Kennedy) chết trong một tai nạn máy bay tại Pháp.[4][5][6][13]

  • August 23, 1956 (23 tháng 8) – Jacqueline Bouvier Kennedy sinh một bé gái nhưng bị chết non, Arabella.[6] (Dù được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington cạnh song thân với bia mộ ghi "Con gái", cô được đặt tên Arabella.)[14]

  • Ngày 19 tháng 12 năm 1961 – Joseph P. Kennedy (1888-1969), người cha già của gia tộc Kennedy, bị đột quỵ khiến mọi cử động của cơ thể trở nên cực kỳ khó khăn cho đến ngày chết.

  • Ngày 7 tháng 8 năm 1963 - Patrick Bouvier Kennedy, con trai thứ hai của John F. Kennedy và Jacqueline Kennedy, sinh non tám tuần lễ và chết chỉ vài ngày sau khi ra đời.[4][6][12]

  • Ngày 22 tháng 11 năm 1963 - Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát tại Dallas, tiểu bang Texas, dù các cuộc điều tra chính thức qui cho Lee Harvey Oswald là thủ phạm, cho đến nay vẫn còn nhiều tra vấn về những kết luận này.[4][5][6][13]

  • Ngày 6 tháng 6 năm 1968 - Robert F. Kennedy (1925-1968), em trai của John và anh trai của Ted (Edward Kennedy), bị ám sát tại Los Angeles sau khi giành thắng lợi trong kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại California, trong khuôn khổ chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. Thủ phạm được cho là Sirhan Sirhan, song vẫn còn tồn tại nhiều nghi vấn xoay quanh vụ ám sát này.[4][5][6][13]

  • 1969 – "Sự kiện Chappaquiddick" – Trong khi cầm lái, xe của Ted Kennedy (sinh năm 1932, con trai út của Joseph P. Kennedy) rơi khỏi cầu trên đường về nhà từ một dạ tiệc. Người phụ nữ ngồi trong xe với Ted, Mary Jo Kopechne, trước đó là phụ tá cho Robert Kennedy, chết trong tai nạn này.[4][5][6][7][13]

  • 1973 – Edward Kennedy, Jr. (con trai của Edward Kennedy) mất chân phải vì bệnh ung thư xương.

  • 1973 – Joseph P. Kennedy II, con trai của Robert và Ethel, gây tai nạn đang khi lái xe tại Cape Cod khiến một người ngồi trong xe, Pam Kelley, bị bại liệt hoàn toàn.[4][6][12]

  • 1983 – Robert F. Kennedy, Jr. bị bắt giữ tại tiểu bang South Dakota vì tội tàng trữ heroin.

  • 1984 – David A. Kennedy, một con trai khác của Robert, chết vì dùng Demerol và cocaine quá liều ở một khách sạn tại Palm Beach, tiểu bang Florida.[4][5][6][12][13]

  • 1986 – Patrick J. Kennedy, con trai của Thượng nghị sĩ Ted Kennedy, bắt đầu điều trị cai nghiện cocaine.

  • 1991 – William Kennedy Smith, con trai của Jean Kennedy (sinh 1932, con thứ tám và là con gái út của Joseph P. Kennedy) bị cáo buộc cưỡng bức một phụ nữ tại Palm Beach, Florida, song Smith được xử trắng án.[15] Smith đã thoát tội.[1][3][4][12]

  • 1997 – Michael Kennedy, con trai của Robert, chết trong một tai nạn trượt tuyết tại Aspen, tiểu bang Colorado. Smith đã thoát tội.[1][3][4][12]

  • 1999 (16 tháng 7) – John F. Kennedy, Jr., cùng với vợ Carolyn Bessette Kennedy, và chị vợ Lauren Bessette, tử nạn khi chiếc máy bay riêng do Kennedy điều khiển rơi xuống biển trong một chiều đầy sương mù trên chuyến bay từ New York đến đảo Martha's Vinyard.[4][5][6][13]

  • 2002 – Michael Skakel, cháu của Ethel Skakel Kennedy, bị buộc tội giết Martha Moxley, một cô gái trẻ sống gần nhà.

  • 2011 (16 tháng 9) – Kara Kennedy Allen chết vì bệnh tim trong khi tập thể dục tại một câu lạc bộ ở Washington, D.C.. Chín năm trước cô mắc bệnh ung thư phổi, nhưng đã chữa khỏi.[16][17]

  • 2012 (16 tháng 5) – Mary Richardson Kennedy (vợ của Robert F. Kennedy, Jr., Robert, Jr. là con trai của Robert F. Kennedy) treo cổ tự sát tại nhà riêng ở Bedford, Westchester, New York.[13][18]




  1. ^ a ă â “Kennedy Family Tragedies”. The Washington Post. 1999. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009. 

  2. ^ “Kennedy family tragedies”. Tribune Company. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009. 

  3. ^ a ă â b McGrory, Brian (ngày 18 tháng 7 năm 1999). “Family overshadowed by a litany of tragedy”. The Boston Globe. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009. 

  4. ^ a ă â b c d đ e ê g h i Klein, Edward (2004). The Kennedy Curse: Why Tragedy Has Haunted America's First Family for 150 Years. St. Martin's Press. ISBN 978-0-312-31293-0. 

  5. ^ a ă â b c d đ e Jones, Sam (ngày 26 tháng 8 năm 2009). “History of the Kennedy curse”. The Guardian. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009. 

  6. ^ a ă â b c d đ e ê g h “The Kennedy Curse”. The Hartford Courant. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009. 

  7. ^ a ă “Is Pat's Crash Part of Kennedy Curse?”. ABC News. Ngày 5 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009. 

  8. ^ Lacayo, Richard (ngày 26 tháng 8 năm 2009). “Ted Kennedy, 1932–2009: The Brother Who Mattered Most”. Time. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009. 

  9. ^
    Grady, Sandy (ngày 22 tháng 7 năm 1999). “There is no Kennedy curse; it's actually too much macho”. Rome News-Tribune. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2009. 


  10. ^
    “Kennedy curse”. The Skeptic's Dictionary. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2009. 


  11. ^ O'Dowd, Niall (ngày 18 tháng 9 năm 2011). “Talk of a Kennedy curse is nonsense, latest death of Kara revives idle chatter”. IrishCentral. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012. 

  12. ^ a ă â b c d King, John (ngày 17 tháng 7 năm 1999). “Tragedy has repeatedly stalked Kennedy clan”. CNN. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2008. 

  13. ^ a ă â b c d đ e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên abc2012

  14. ^ Arabella Kennedy (1956–1956) - Find A Grave Memorial

  15. ^ Dunne, Dominick (tháng 3 năm 1992). “The Verdict”. Vanity Fair. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2012. 

  16. ^ Goddard, Jacqui (ngày 17 tháng 9 năm 2011). “Kara Kennedy dies aged 51”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012. 

  17. ^ 'I'm so grateful I have those memories': Joan Kennedy remembers last summer with daughter Kara before she died”. The Daily Mail. Ngày 21 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012. 

  18. ^ RFK Jr.'s troubled estranged wife found dead in NY Associated Press, ngày 16 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012.









Sóc Trăng – Wikipedia tiếng Việt



Sóc Trăng

Tỉnh

Công viên Bạch Đằng - Sóc Trăng.jpg

Công viên Bạch Đằng sau lưng trụ sở Ủy ban Tỉnh, Tp. Sóc Trăng

Địa lý

Tọa độ: 9°36′B 105°54′Đ / 9,6°B 105,9°Đ / 9.6; 105.9Tọa độ: 9°36′B 105°54′Đ / 9,6°B 105,9°Đ / 9.6; 105.9
Diện tích
3.311,6 km²[1][2]
Dân số (2013)
 
 Tổng cộng
1.308.300 người[2]
 Mật độ
395 người/km²
Dân tộc
Kinh, Hoa, Khmer...







Hành chính
Quốc gia
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh lỵ
Thành phố Sóc Trăng
Chính quyền
 
 Chủ tịch UBND
Trần Văn Chuyện
 Chủ tịch HĐND
Lâm Văn Mẫn
 Chánh án TAND
Trần Hùng Dũng
 Viện trưởng VKSND
Đinh Gia Hưng
 Bí thư Tỉnh ủy
Phan Văn Sáu
 Trụ sở UBND
Số 1 đường Châu Văn Tiếp, Phường 2, thành phố Sóc Trăng
Phân chia hành chính
1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện
Mã hành chính
VN-52
Mã bưu chính
95xxxx
Mã điện thoại
299
Biển số xe
83
Website
Tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích đều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long[2].





Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang (ឃ្លាំង) là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)[3]

Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhà Nguyễn như sau: "... Sông Ba Xuyên ở phía Nam hạ lưu sông Hậu Giang, cách huyện Vĩnh Định 8 dặm về phía Bắc, trước là sông Ba Thắc, rộng 15 trượng sâu 8 thước, đi về phía Nam 15 dặm, đổ ra cửa biển Ba Xuyên, đi về phía Tây 60 dặm đến trường Tàu, tức là chỗ tàu biển đỗ. Ở đây người Trung Quốc và người Cao Miên ở lẫn lộn, chợ phố liên tiếp, lại 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt, tục gọi là Sóc Trăng,... Năm Kỷ Dậu (1789) hồi đầu thời trung hưng đặt bảo Trấn Di ở phía Bắc sông Ba Thắc, tức sông này."[4]


Cơ cấu lãnh đạo nhiệm kỳ 2016 - 2021[sửa | sửa mã nguồn]


Trung tâm hành chính Sóc Trăng là đơn vị quản lý nhà nước của Sóc Trăng là:


  1. Tỉnh ủy Sóc Trăng

  2. Thường trực Hội đồng Nhân dân Tỉnh Sóc Trăng

  3. Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng

  4. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy:



Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy:



Phó Bí thư Tỉnh ủy:


  1. Lâm Văn Mẫn, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

  2. Trần Văn Chuyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng.


Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Địa giới hành chính của Sóc Trăng ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và một phần giáp tỉnh Vĩnh Long, Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông[5].



Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]


Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, chia thành mùa là mùa khô và mùa mưa, trong đó mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Sóc Trăng khoảng 26,8 °C, ít khi bị bão lũ, Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển[6].


Đất đai, thổ nhưỡng[sửa | sửa mã nguồn]


Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp chiếm 82,89%, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,13%, đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha chiếm 3,43%, đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha chiếm 16,42%, đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Đất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng cho canh tác lúa, cây hàng năm khác và diện tích đất còn lại dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái, ngoài ra cũng có nhiều diện tích đất tự nhiên chưa được sử dụng. Đất đai tại Sóc Trăng có thể chia thành 4 nhóm chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất nhân tác??. Điều kiện tự nhiên trong địa bàn tỉnh nhìn chung cũng đang gặp phải khó khăn như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong Mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái[6].


Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]


Địa hình trong tỉnh Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc, với Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 mét, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, đồng thời còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên[6].


 Sông ngòi[sửa | sửa mã nguồn]


Sông Nguyệt (sông Maspero) TP.Sóc Trăng

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.[7]


Tài nguyên  [sửa | sửa mã nguồn]


Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với các loại cây chính như Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn. Sóc Trăng còn có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển[6].




Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]


Vùng Sóc Trăng tiền thân vốn là đất Ba Thắc, mà vào nửa cuối thế kỷ 18 đã bắt đầu được sáp nhập vào lãnh thổ xứ Đàng Trong của Việt Nam. Ban đầu vùng Sóc Trăng (Ba Thắc) thuộc dinh Vĩnh Trấn, (sau đổi thành trấn Vĩnh Thanh), phủ Gia Định của Đàng Trong.[8] Đại Nam nhất thống chí viết rằng: Đất Ba Thắc (sau là phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang) nguyên là đất Cao Miên, đến đầu thời trung hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh (tức là khoảng sau năm 1788, sau khi lấy lại được vùng đất Nam Hà (Miền Nam Việt Nam) từ tay nhà Tây Sơn), Nguyễn Ánh lập đất đó thành phủ An Biên và cho người Man (người Cao Miên) lập đồn điền ở đây. Đến năm Nhâm Tý (1792) Nặc Ấn (Ang Eng tức Narayanaraja III (1779-1796)) từ Xiêm La trở về Cao Miên. Nguyễn Ánh cắt đất Ba Thắc trả về cho Nặc Ấn. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), quan phiên (người Cao Miên) là Trà Long xin đặt quan cai trị [đất ấy], Minh Mạng liền đổi tên phủ là Ba Xuyên và cho đặt chức an phủ sứ để quản phủ này.[9][10] (Phủ An Biên (thuộc dinh Vĩnh Trấn (Long Hồ)) này là khác với phủ An Biên của tỉnh Hà Tiên nhà Nguyễn chỉ mới đặt ra vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826)[11].) Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu viết: "....Con Tôn là Ấn thay lên làm vua, nước Trà Và đến xâm lược, Ấn chạy sang nước Xiêm ở bên ấy. Sai Chiêu Trùy Biện giữ nước. Đến lúc Ấn về lập tức sai sứ đem phương vật sang cống ta. Vua cho đất Ba Thắc (năm Minh Mạng thứ 16 lại đặt chỗ này làm phủ Ba Xuyên)..."[12]. Như vậy, đất Ba Thắc của Cao Miên, bắt đầu thuộc chúa Nguyễn (do Nặc Ong Nhuận (Ang Tong tức vua Ramathipadi II), (khoảng năm 1756-1757) dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với đất Trà Vinh[13]) giai đoạn 1757-1792; rồi lại về Cao Miên giai đoạn 1792-1835 (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19); từ sau năm 1835 vùng đất Ba Thắc (tiền thân của Sóc Trăng) mới hoàn toàn thuộc vào lãnh thổ Đại Nam (tức Việt Nam) (giai đoạn 1835-1867 đất Ba Thắc trở thành phủ Ba Xuyên thuộc tỉnh An Giang nhà Nguyễn). Năm 1840, vua Minh Mạng đổi chức An phủ sứ thành Tri phủ, cử người Kinh đảm trách. Phủ Ba Xuyên lúc này tục gọi là Sóc Trăng, có 3 huyện Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Trong Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Sơn Nam viết: "Vùng Ba Thắc (Sóc Trăng, Kế Sách). Vua Gia Long khi còn ở đất Gia Định thì cho người Miên (người Khmer) ở địa phương lập đồn điền mỗi năm nạp lúa sưu thuế. Năm 1792, Nặc Ấn ở Xiêm về, vua đem đất ấy cho lại; năm 1835, các quan lại người Miên ở địa phương yêu cầu ta giúp đỡ, vua Minh Mạng cho người Miên hưởng chế độ tự trị rộng rãi với quan phủ coi việc nội an, mãi đến khi người Pháp đánh nước ta, quan phủ vẫn là người Miên."


Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Đầu thời Pháp thuộc, phủ Ba Xuyên đổi thành hạt thanh tra Ba Xuyên. Ngày 15 tháng 07 năm 1867, Pháp đổi hạt thanh tra Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng, gồm 11 tổng; do Bertaux Levillain làm Chủ hạt đầu tiên (1867 - 1868). Ngày 05 tháng 06 năm 1871, Chủ hạt Sóc Trăng là Lahagre đồng ý nhận thêm hạt Long Xuyên tách ra từ hạt Rạch Giá. Ngày 18 tháng 12 năm 1871, hạt Long Xuyên được trả về cho hạt Rạch Giá. Từ ngày 05 tháng 01 năm 1876, các hạt thanh tra được đổi thành hạt tham biện, các thôn được gọi là làng. Chủ tỉnh lúc đó là Rossigneux.

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Sóc Trăng trở thành tỉnh Sóc Trăng.[14]. Tỉnh lỵ Sóc Trăng đặt tại làng Khánh Hưng thuộc tổng Nhiêu Khánh, quận Châu Thành. Viên chủ tỉnh đầu tiên là Gustave H. Delanoue (1900 - 1901).

Ngày 10 tháng 09 năm 1906, tỉnh Sóc Trăng có 3 quận là Phú Lộc, Kế Sách, Bàng Long; chủ tỉnh là Laffont. Ngày 30 tháng 08 năm 1916, quận Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng được thành lập. Ngày 01 tháng 03 năm 1926, quận Bàng Long được đổi tên thành quận Long Phú. Ngày 10 tháng 12 năm 1926, Chủ tỉnh Sóc Trăng là Maurice Esquivillon đổi tên quận Phú Lộc thành quận Thạnh Trị.

Ngày 19 tháng 11 năm 1929, Pháp hủy bỏ tất cả các Nghị định thành lập quận trước đó, giao cho một ban nghiên cứu chia lại các quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1930, tỉnh Sóc Trăng được chia thành 3 quận là Châu Thành, Kế Sách và Long Phú. Năm 1941, Thống đốc Nam Kỳ quyết định thành lập lại quận Thạnh Trị thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Năm 1948, tỉnh Sóc Trăng nhận thêm huyện Vĩnh Châu do tỉnh Bạc Liêu giao cho. Chính quyền Việt Minh nhập huyện Vĩnh Châu vào địa bàn huyện Thạnh Trị.

Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng còn nhận thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và tỉnh Cần Thơ giao qua như: Mỹ Qưới, Hương Qưới, Vĩnh Qưới, Lộc Hòa, Long Trị, Long Tân, Tân Long, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú (của tỉnh Rạch Giá) và Tân Phước Hưng (của tỉnh Cần Thơ). Năm 1954, tỉnh Sóc Trăng lại trao trả huyện Vĩnh Châu về cho tỉnh Bạc Liêu quản lý trở lại như trước.


Giai đoạn 1954-1975[sửa | sửa mã nguồn]


Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]


Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Sóc Trăng và tỉnh lỵ Sóc Trăng như thời Pháp thuộc. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Sóc Trăng thành 8 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Long Mỹ, Bãi Xàu, Bố Thảo và Lịch Hội Thượng. Trong đó, quận Long Mỹ được tỉnh Sóc Trăng nhận từ tỉnh Rạch Giá. Tuy nhiên, không lâu sau quận Long Mỹ lại được giao cho tỉnh Cần Thơ quản lý.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập bao gồm phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại đổi tên là Khánh Hưng. Tỉnh lỵ Khánh Hưng lấy theo tên xã Khánh Hưng thuộc quận Châu Thành (sau năm 1958 là quận Mỹ Xuyên) vốn là nơi đặt tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên.

Năm 1957, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Châu Thành, Thạnh Trị, Long Phú, Lịch Hội Thượng, Bố Thảo (cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ), Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long (cùng thuộc tỉnh Bạc Liêu cũ). Ngày 23 tháng 2 năm 1957, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Huỳnh Văn Tư giao quận Kế Sách cho tỉnh Phong Dinh (tức tỉnh Cần Thơ trước đó) quản lý.

Ngày 13 tháng 1 năm 1958, theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, địa giới hành chính tỉnh Ba Xuyên có sự điều chỉnh. Theo đó, quận Châu Thành đổi tên thành quận Mỹ Xuyên, quận Bố Thảo đổi tên thành quận Thuận Hoà, giải thể quận Lịch Hội Thượng và quận Vĩnh Châu. Các tổng và xã của các quận cũng có sự điều chỉnh quận Thạnh Trị còn 2 tổng Thạnh An, Thạnh Lộc, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước.

Ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Trần Thanh Bền nhận lại quận Kế Sách từ tỉnh Phong Dinh. Ngày 5 tháng 12 năm 1960, tái lập quận Vĩnh Châu.

Ngày 21 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao cho tỉnh Chương Thiện. Lúc này, quận Phước Long cũng bị chia ra thành hai quận có tên là quận Phước Long và quận Kiến Thiện cùng thuộc tỉnh Chương Thiện.

Sắc lệnh số 245-NV ngày 8 tháng 9 năm 1964 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Sóc Trăng trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên tỉnh Ba Xuyên cho vùng đất này đến năm 1975.

Ngày 11 tháng 12 năm 1965, tái lập quận Lịch Hội Thượng. Ngày 11 tháng 7 năm 1968, lập quận Hòa Tú. Ngày 16 tháng 6 năm 1969, lập quận Ngã Năm. Năm 1973, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Ngã Năm, Lịch Hội Thượng, Hòa Tú. Tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên vẫn giữ nguyên tên là "Khánh Hưng" cho đến năm 1975.

Các viên Chủ tỉnh Ba Xuyên (1950 - 1975)[15]:


  1. Lê Văn Thọ: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng được bổ nhiệm từ ngày 23.02.1950 đến ngày 04.03.1953.

  2. Lương Khắc Nhạc: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng, từ ngày 04.03.1953 đến 18.05.1954.

  3. Nguyễn Văn Ngân: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng, từ ngày 18.05.1954 đến 12.04.1955.

  4. Dương văn Đức: Đại tá, từ 122.04.1955 đến ngày 12.03.1956.

  5. Huỳnh Văn Tư: Trung tá,  từ ngày 12.03.1956  đến  05.03.1957.

  6. Lê Quang Hiền: Trung tá, từ 05.03.1957 đến 24.03.1958.

  7. Trần Thanh Bền: Thiếu tá, từ 24.03.1958 đến 20.01.1959.

  8. Hoàng Mạnh Thường: Thiếu tá, từ 20.01.1959 đến 12.10.1961.

  9. Nguyễn Ngọc Tháng: Thiếu tá, từ ngày 12.10.1961 đến 17.07.1962.

  10. Nguyễn Linh Chiêu: Trung tá, từ ngày 17.07.1962 đến 27.11.1963.

  11. Nguyễn Thanh Hoàng: Trung tá,từ 27.01.1963 đến 14.04.1964.

  12. Đào Ngọc Diệp: Thiếu tá, từ ngày 14.04.1964 đến 29.10.1964.

  13. Phạm Văn Út: Đại tá, từ 29.10.1964 đến 08.07.1965.

  14. Nguyễn Ngọc Điệp: Trung tá, từ 08.07.1965 đến 11.11.1965.

  15. Huỳnh Thao Lược: Trung tá, từ 11.11.1965 đến 11.03.1968.

  16. Quách Huỳnh Hà: Trung tá, từ 11.03.1968 đến 1972.

  17. Liêu Quang Nghĩa: Đại tá, từ 1972 đến 30.04.1975.

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]


Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Ba Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Sóc Trăng.

Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, lấy tên là huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu. Năm 1958, huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng được giao về cho tỉnh Cần Thơ quản lý đến năm 1976.

Đầu năm 1961, chính quyền Cách mạng thành lập thêm huyện Mỹ Xuyên trên cơ sở tách một số xã của huyện Thạnh Trị và huyện Châu Thành. Năm 1962, huyện Giá Rai được giao cho tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định giải thể huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu, tái lập huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi. Tháng 8 năm 1966, huyện Long Phú được chia thành 2 huyện: Long Phú và Lịch Hội Thượng.

Trong giai đoạn 1964-1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý. Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu. Tuy nhiên, chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.

Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.



Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]


Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Lúc này, huyện Châu Thành (thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ) được đổi tên thành huyện Mỹ Tú, do tỉnh Hậu Giang lúc này đã có huyện Châu Thành vốn trước đó thuộc tỉnh Cần Thơ.

Tỉnh Hậu Giang lúc này gồm có thành phố Cần Thơ (tỉnh lị), thị xã Sóc Trăng và 12 huyện: Châu Thành, Kế Sách, Long Mỹ, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thạnh Trị, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu. Tỉnh lị tỉnh Hậu Giang lúc đó là thành phố Cần Thơ.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng có 7 đơn vị hành chính gồm thị xã Sóc Trăng và 6 huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Tỉnh lị là thị xã Sóc Trăng.

Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng[16]. Huyện Cù Lao Dung chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30 tháng 4 năm 2002.

Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, về việc thành lập huyện Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng. Huyện Ngã Năm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 2004.

Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng[17] trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Sóc Trăng trước đó.

Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 02/NĐ-CP, thành lập huyện Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng[18].Huyện Châu Thành chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 2009. Tỉnh Sóc Trăng có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là: thành phố Sóc Trăng, huyện Châu Thành, huyện Long Phú, huyện Cù Lao Dung, huyện Mỹ Tú, huyện Thạnh Trị, huyện Vĩnh Châu, huyện Ngã Năm, huyện Kế Sách, huyện Mỹ Xuyên.

Ngày 23 tháng 12 năm 2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 64/NQ-CP quyết định thành lập huyện Trần Đề[19]. Huyện Trần Đề chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2010.

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Chính phủ ra Nghị quyết số 90/NQ-CP thành lập thị xã Vĩnh Châu và các phường thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng[20].

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết 133/NQ-CP quyết định chuyển huyện Ngã Năm thành thị xã Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng.[21]

Tỉnh Sóc Trăng có 331.164,25 ha diện tích tự nhiên, 1.326.740 nhân khẩu, 11 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm và 8 huyện: Châu Thành, Cù Lao Dung, Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề) và 109 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 80 xã, 17 phường, 12 thị trấn).




Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 Thành phố, 2 thị xã, 08 huyện, trong đó có 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã:



















































































Ðơn vị hành chính cấp Huyện
Thành phố
Sóc Trăng
Thị xã
Ngã Năm
Thị xã
Vĩnh Châu
Huyện
Châu Thành
Huyện
Cù Lao Dung
Huyện
Long Phú
Huyện
Kế Sách
Huyện
Mỹ Tú
Huyện
Mỹ Xuyên
Huyện
Thạnh Trị
Huyện
Trần Đề
Diện tích 2009(km²)
76,15
242,2
473,39
236,32
260,51
263,72
352,6
368,15
370,95
287,6
378,76
Dân số 2009(người)
135.478
84.022
163.918
100.421
62.024
110.952
157.317
105.891
157.267
85.499
130.077
Mật độ dân số (người/km²)
1.780
347
346
425
237
420
446
287
424
297
343
Số đơn vị hành chính
10 phường
3 phường và 5 xã
4 phường và 6 xã
1 thị trấn và 7 xã
1 thị trấn và 7 xã
2 thị trấn và 9 xã
2 thị trấn và 11 xã
1 thị trấn và 8 xã
1 thị trấn và 10 xã
2 thị trấn và 8 xã
2 thị trấn và 9 xã
Năm thành lập
2007[22]
2013[23]
2011[24]
2008[25]
2002[26]
1926
1906
1976
1958
1941
2009[27]
Nguồn: Website tỉnh Sóc Trăng[28]

Vài điều thú vị:


  • Long Phú: là huyện có 2 lần chia tách (tách một phần phía Đông để thành lập huyện Cù Lao Dung và phía Nam để thành lập huyện Trần Đề).

  • Ngã Năm, Vĩnh Châu trước đây là 2 huyện có khoảng cách xa với trung tâm tỉnh nhất nhưng lại là hai huyện phát triển thành thị xã sớm nhất, là tiền đề để tỉnh Sóc Trăng phát triển nhiều thị xã hơn nữa (trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020 cơ bản sẽ phát triển thêm 4 đến 5 thị xã nữa: Ba Xuyên, Kế Sách, Cù Lao Dung, Mỹ Tú và Long Phú) nâng số thị xã lên 6 hoặc 7.

  • Vĩnh Châu: từ một huyện có số dân ít nhất và diện tích nhỏ thứ hai tỉnh (năm 2000) nay đã đứng đầu tỉnh về diện tích và thứ 4 về dân số khi các huyện khác lần lượt được chia tách, và đến tháng 8 năm 2011 đã trở thành thị xã trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

  • Ngã Năm trước kia chỉ là một trong hai thị trấn của huyện Thạnh Trị (không phải là trung tâm huyện lị) sau khi chia tách đã phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng của như kinh tế năng động đã giúp thị trấn non trẻ sớm trở thành thị xã của tỉnh vào tháng 12 năm 2013.




Với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội của người Kinh, Hoa, Khmer và số ít người Chăm.


Lễ hội:[sửa | sửa mã nguồn]


Tu viện Phật giáo tiểu thừa, Sóc Trăng

Lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo (Cúng trăng), được tổ chức đua ghe vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, cùng với lễ hội Loi -Pro tip - lễ hội thả đèn nước trên sông Nguyệt (sông Maspero) tại trung tâm thành phố Sóc Trăng. Năm 2013 là Festival Đua Ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức 2 năm một lần.

Lễ Sen Đôlta (thờ cúng tổ tiên của người Khmer)

Lễ Chol Chnăm Thmây (Vào năm mới),...

Thanh minh (của người Kinh và Hoa).

Lễ hội thí vàng (tháng 7), chủ yếu là tại các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống.

Lễ kỳ yên ở các đình chùa. Mỗi làng xã người Việt, người Hoa thường có đình chùa và được tổ chức vào khoảng 3 ngày liên tiếp trong năm tùy đình chùa đó. Lễ hội chính là cúng thần và trình diễn cải lương.


Di tích[sửa | sửa mã nguồn]



Sóc Trăng là tỉnh có hơn 200 ngôi chùa của cả ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Nổi tiếng thì phải kể đến Chùa Dơi (chùa Mã Tộc, Mahatup), Chùa Đất Sét (Bửu Sơn tự), Chùa Khléang, chùa Chén Kiểu (chùa Salon), chùa La Hán, chùa Bốn Mặt (chùa Barai), chùa Phật Học, Chùa Khánh Sơn, chùa Hương Sơn, chùa Đại Giác... Ngoài ra còn còn có đền thờ, đình, miếu, nhà thờ,...

Bửu Sơn Tự, chùa Đất Sét

Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét): Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).

Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200 kg hai cây nến nhỏ nặng 100 kg và ba cái đỉnh bằng đất mỗi cái cao 2m. Hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa

đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.



Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi): Chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm [30]. Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi[cần dẫn nguồn], phần lớn có sải cánh 1-1h,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa

Hòa An Hội Quán (chùa Ông Bổn): Chùa được xây dựng vào năm 1875, chùa thờ ông bổn(Bổn Đầu Công).Chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo của người hoa chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật kiến trúc.Rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng.


Chùa Phật học 2, phường 8, TP Sóc Trăng

Khu căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú.

Đền thờ Bác Hồ, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung


Ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]


Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến như:


  • Bánh pía

  • Lạp xưởng

  • Bánh phồng tôm

  • Bún nước lèo là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng

  • Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên.

  • Bánh ống

  • Bánh dứa

  • Cốm dẹp

  • Bò nướng ngói đặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm với nước mắm nêm pha với ít khóm.

  • Một cửa hàng bán trà bánh (nhiều nhất là bánh pía) ở TP. Sóc Trăng
    Bánh trên cành: Đây là một món ăn độc đáo của người Khmer. Theo tín ngưỡng người Khmer, hàng năm bà con đều làm chay cầu siêu cho tổ tiên hoặc các vong hồn chết oan ức. Vào các những ngày này, từ sáng sớm các vị sư sãi ra đồng tìm những mồ mả để đọc kinh cầu nguyện. Theo quy định của nhà Phật, các vị sư chỉ được dùng cơm một lần duy nhất vào ngày hôm đó. Chính vì vậy các cô gái giúp các sư một bữa ăn gọi là "làm phước". Các cô gái dùng xuồng ba lá bơi ra giữa đồng tìm các cây điên điển có nhiều bông để dùng làm bánh. Các cô chọn những nhánh hoa tươi, đẹp rồi kéo xuống nhúng các chùm bông điên điển vào bột đã chuẩn bị sẵn. Sau đó kéo chùm bông sang chảo mỡ nóng để chiên cho chín vàng. Xong, họ buông nhẹ nhánh hoa trở về vị trí cũ.

  • Ngoài ra còn một số món như: Bún gỏi già, bún xào Thạnh Trị, bún xào và khô heo ở Lịch Hội Thượng...và mắm chiên ở Ngã Năm



Ngoài chùa chiền và các lễ hội đặc sắc. Sóc Trăng còn có những địa điểm tham quan như:


  • Hồ Nước Ngọt về đêm
    Hồ Nước Ngọt: khu công viên văn hóa này rộng khoảng 20ha, trên đường Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng. Bao gồm 2 hồ: hồ nhỏ còn được gọi là Hồ Tịnh Tâm từ những năm 60 theo nguyên bản Hồ Tịnh Tâm ở Đại hội Huế (vì ông tỉnh trưởng Ba Xuyên bấy giờ người Huế), hồ lớn được đào năm 1982 là công trình thủy lợi do hàng ngàn người dân Sóc Trăng đào thủ công. Năm 2000, trong nỗ lực tạo một sân chơi lành mạnh cho sinh hoạt giải trí của người dân đồng thời cũng làm cơ sở tổ chức các sự kiện quan trọng của địa phương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã cho thành lập Ban quản lý dự án Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt, tiến hành nâng cấp cải tạo, xây bờ kè, tráng nhựa đường nội bộ, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, xây dựng các trung tâm hội chợ, triển lãm… và mở rộng diện tích đến 20ha, biến nơi đây thành một địa chỉ văn hóa thực sự trong đời sống tinh thần của người dân địa phương. Hồ Nước Ngọt đã trở thành điểm đến thân quen của mọi người khi mỗi sáng nhiều bà con vào đây đi bộ, tập thể dục, lớp thanh, thiếu niên đến đây chơi thể thao, các em thiếu nhi đến đây giải trí sau giờ học với nhiều trò chơi hấp dẫn, người lao động đến đây để thư giản, hưởng chút không khí trong lành sau một ngày làm việc cật lực… Hiện đang có đề án mở rộng khu công viên này và đào thêm hồ.[31]

  • Xung quanh Hồ Tịnh Tâm (hồ nhỏ trong khu công viên Hồ Nước Ngọt) - Sóc Trăng
    Vườn cò Tân Long: Vườn cò này do gia đình ông Huỳnh Văn Mười ở Thị xã Ngã Năm quản lý. Vườn rộng khoảng 1,5ha, được che phủ bởi những tán dừa, lùm tre, hàng bình bát xanh um tạo nên vẻ đẹp chân quê. Đến với vườn cò này, bạn sẽ bước chân trên cát lối đi được tráng xi măng, rợp mát, xinh đẹp giữa hai hàng hoa cảnh. Đã 31 năm qua, dưới sự chăm nom của ông Mười, nơi này hình thành một sân chim với hàng vạn con cò, vạc sinh sống hòa thuận. Đại gia đình chim gồm: cò gà, cò trắng tinh, cò đầu đỏ, cò trâu, cồng cộc, vạc…

  • Cồn Mỹ Phước: nằm gần cuối hạ lưu sông Hậu, thuộc địa phận xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách.  Với khí hậu, thổ nhưỡng, sông nước đặc thù khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên cồn Mỹ Phước là môi trường thích hợp để các loại cây ăn trái phát triển. Thời điểm cồn Mỹ Phước đón nhiều du khách nhất là dịp diễn ra Lễ hội Sông nước Miệt vườn (trong 2 ngày mồng 4 và mồng 5 tháng 5 (âm lịch) hàng năm), với các hoạt động hấp dẫn như: nghi thức, nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ, hội thi làm bánh xèo, hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn, hội thảo về cây ăn trái, hội thảo sông nước miệt vườn, đua thuyền rồng, đua ca nô, đua vỏ lãi, nhảy bao, đập nồi...

  • Chợ nổi Ngã Năm: nằm tại trung tâm thị xã Ngã Năm.

  • Hồ Bể: Thuộc xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Hồ Bể là một bãi biển vừa được khai phá giữa vùng trồng rừng phòng hộ ven biển. Bãi biển dài 5 cây số, vẫn còn mộc mạc, hoang sơ, cát mịn màng và sóng hiền hòa, rất thích hợp cho những chuyến thư giãn cuối tuần. Khu vực Hồ Bể còn là nơi trú ngụ và sinh sản của nhiều giống loài thủy sản có giá trị. Từ lâu, khu vực này đã hình thành nên những bãi cua biển, nghêu, sò huyết giống... đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Sự phong phú về nguồn lợi thủy sản nơi đây luôn được gắn liền với công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. Du khách sẽ càng thích thú hơn khi được đi trong những cánh rừng xanh mát, được thỏa thích hít thở không khí trong lành và được tự tay mình bắt những con cua biển hay nghêu, sò huyết…

  • Điểm du lịch sinh thái Mỏ Ó cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng khoảng 30 km về phía Đông Nam, nằm gần cửa sông Mỹ Thanh và Trần Đề thuộc khu vực biển Đông, thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề, nơi đây có diện tích rừng tự nhiên trên 260 ha, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim chóc,  bò sát và hải sản quý hiếm (rắn, rùa, cua, cò, cá...). Đến Mỏ Ó, du khách có thể tung tăng đi trên bãi cát mịn màn trải dài hàng cây số hay thả hồn mênh mang theo con sóng dập dìu hoặc tắm nắng theo sở thích. Du khách có thể phóng tầm mắt nhìn những con thuyền nhấp nhô xa xa đang giăng lưới chập chờn bên sóng biển mênh mông xa tít chân trời... Biển có bờ cát thoai thoải với nhiều cây xanh che bóng mát, du khách có thể tổ chức các môn thể thao biển như lướt ván, bóng chuyền, bóng đá, bi sắt, chạy việt dã thỏa sức... ngư trường nơi đây dồi dào tôm cá có thể giăng lưới, đẩy sịp bắt những con cá biển bằng thủ công hoặc khi nước rút có thể rượt bắt những con ba khía mập mạp, cá thòi lòi sần sùi nhưng ăn rất ngon và bổ dưỡng.... Du khách cũng có thể khám phá Mỏ Ó trên những chiếc xuồng ba lá luồn sâu trong khu rừng kỳ thú để chiêm ngưỡng phong cảnh hoang sơ của rừng thiên nhên miền nhiệt đới ven biển. Ngồi trên xuồng, du khách sẽ được thư giãn dưới những tán cây xanh và ngắm nhìn thỏa thích hàng cây lớp lớp, với màu tím sặc sỡ của hoa bần trong không gian mát mẻ trong lành, tận tay hái trái bần chín mọng đem về nấu canh chua cơm mẻ, cá ngát, ăn rồi sẽ nhớ mãi....  [32]


Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km²[33] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, chiếm 25% dân số toàn tỉnh[34], dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người, chiếm 75% dân số[35]. Dân số nam đạt 647.900 người[36], trong khi đó nữ đạt 655.800 người[37]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 9,4 ‰[38]

Sóc Trăng là địa bàn cư trú của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa.



Tình hình y tế tại Tỉnh Sóc Trăng nhìn chung cũng tương đối hầu hết ở các đơn vị hành chính cấp huyện điều có xây dựng các bệnh viện hay những trung tâm y tế, trạm y tế, để phục vụ cho cuộc sống của người dân, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng, Bệnh viện 30/4, Bệnh viện Quân Dân Y Sóc Trăng, Bệnh viện đa khoa Kế Sách, Bệnh viện đa khoa Long Phú,...

Năm 2008, Trên địa bàn toàn tỉnh có 128 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 11 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực và 105 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.231 giường, trong đó các bệnh viện có 1.460 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 190 giường, trạm y tế có 581 giường[39].



Nhìn chung hệ thống giáo dục tại Sóc trăng, có cơ sở hạ tầng khá đấy đủ, đáp ứng giảng dạy cho nhiều đối tượng khác nhau. Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2008, toàn tỉnh Sóc Trăng có 422 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 4 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2008, Tổng số học sinh phổ thông đạt 206.550 học sinh, trong đó, cấp tiểu học là 114.639 học sinh, cấp trung học cơ sở là 64.216 học sinh, cấp trung học phổ thông là 27.695 học sinh. Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy đạt 12.286 người, trong đó, giáo viên tiểu học là 6.373 người, giáo viên trung học cơ sở là 4.091 người, giáo viên trung học phổ thông là 1.822 người[40].

Các trường Cao đẳng ở Sóc Trăng gồm:




Bùng binh bưu điện Sóc Trăng trên đường Trần Hưng Đạo

Sóc Trăng là tỉnh có vị trị địa lý khá thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế, xã hội. Toàn tỉnh có 72 km bờ biển[41], có 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề của Sông Hậu và Mỹ Thanh của Sông Mỹ Thanh đổ ra biển Đông rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đường bộ và phát triển kinh tế du lịch. trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến Quốc lộ và 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 600 km, hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn có hơn 3.700 km. Các tuyến đường giao thông huyết mạch trong tỉnh gồm có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp...Mạng lưới đường ô tô khá dài chiếm khoảng 129 km.

Toàn tỉnh hiện có 8 tuyến xe buýt, trong đó các tuyến gồm:


  1. Tuyến 1: Thành phố Sóc Trăng - Thạnh Trị - Ngã Năm.

  2. Tuyến 2: Thành phố Sóc Trăng - Châu Thành - Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang).

  3. Tuyến 3: Thành phố Sóc Trăng - Long Phú - Đại Ngãi.

  4. Tuyến 4: Thành phố Sóc Trăng - Mỹ Xuyên - Kinh Ba (Trần Đề).

  5. Tuyến 5: Thành phố Sóc Trăng - Kế Sách.

  6. Tuyến 6: Thành phố Sóc Trăng - Mỹ Tú.

  7. Tuyến 7: Thành phố Sóc Trăng - Vĩnh Châu.

  8. Tuyến 8: Thành phố Sóc Trăng - Đại Ngãi - An Lạc Thôn.






  1. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015. 

  2. ^ a ă â “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập 30 tháng 9 năm 2012. 

  3. ^ Nguồn: [1].

  4. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 30, tỉnh An Giang, trang

  5. ^ Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km, UBND tỉnh Sóc Trăng.

  6. ^ a ă â b Điều kiện tự nhiên củ Tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng

  7. ^ https://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDIz9jU6B8JG55H1NidDu7O3qYmPsYGPgbhRkYGPmZBgcahAYbG3gaE9AdDnItbhUhJvjlQa4DyeOzHyRvgAM4GhAw31zfzyM_N1W_IDc0wiDTM8vEUVERAPg8K9Q!/dl3/d3/L3dDb0EvUU5RTGtBISEvWUZSdndBISEvNl84QUVLQ0k5MzA4U1NCMEk0QThMTlQxMk5ONg!!/. 

  8. ^ Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử., UBND tỉnh Sóc Trăng.

  9. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 30, tỉnh An Giang, trang 156.

  10. ^ Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, trang 41.

  11. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, tỉnh Hà Tiên, trang 7.

  12. ^ Đại Việt địa dư toàn biên, trang 319.

  13. ^ Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu, Truyện nước Cao Man, trang 318.

  14. ^ Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của toàn quyền Đông Dương

  15. ^ “Sưu tầm 01”. 

  16. ^ Nghị định 04/2002/NĐ-CP thành lập huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.

  17. ^ Nghị định 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.

  18. ^ Nghị định 02/NĐ-CP về việc thành lập huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

  19. ^ Nghị quyết số 64/NQ-CP của Chính phủ, Trang Chính phủ Việt Nam.

  20. ^ Nghị quyết số 90/NQ-CP của Chính phủ, Trang Chính phủ Việt Nam.

  21. ^ Nghị quyết 133/NQ-CP thành lập thị xã Ngã Năm

  22. ^ http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-22-2007-ND-CP-thanh-lap-thanh-pho-Soc-Trang-thuoc-tinh-Soc-Trang-vb16767t11.aspx

  23. ^ “Nghị quyết 133/NQ”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015. 

  24. ^ “Nghị quyết 90/NQ”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015. 

  25. ^ “Nghị định 02/NĐ”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015. 

  26. ^ “Nghị định 04/2002/NĐ”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015. 

  27. ^ “Nghị quyết 64/NQ”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015. 

  28. ^ Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn, gồm:, UBND tỉnh Sóc Trăng.

  29. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.

  30. ^ http://soctrang.edu.vn/chitiettin.asp?IDT=901221104407

  31. ^ https://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDIzcjc6B8JG55E1NidDu7O3qYmPsYGPgbhRkYGPmZBgcahAYbG3gaE9AdDnItfttB8vjMB8kb4ACOBvp-Hvm5qfoFuaERBpkB6QBJIPsB/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfOEFFS0NJOTMwOFNTQjBJNEE4TE5UMUEzRDA!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/soctrangsite/tiemnangtrienvong/thongtinquyhoach/phaimanhdan. 

  32. ^ https://www.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDR2NzI_2CbEdFAGrTAp4!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/soctrangsite/dulich/khamphasoctrang/danhlamthangcanh/mootrande. 

  33. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.

  34. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.

  35. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.

  36. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.

  37. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.

  38. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.

  39. ^ Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008

  40. ^ Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê

  41. ^ Tỉnh sóc Trăng có đường bờ biển dài 72 km, Cổng thông tin Chính phủ.