Ninja (Nhật: 忍者 (Nhẫn giả)/ にんじゃ), hay shinobi (忍び, しのび), là danh xưng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản về nghệ thuật không chính thống của chiến tranh từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo. Các chức năng của ninja bao gồm gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định.[1] Các ninja, khác với samurai vốn có những quy định nghiêm ngặt về danh dự và chiến đấu, lại thường thiên về các thủ đoạn không quy ước và bí mật[2]. Nhà sử học quân sự Hanawa Hokinoichi đã viết về Ninja trong cuốn Buke Myōmokushō của mình:
“ | Họ ngụy trang ở bất cứ các khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình của địch, họ sẽ dụ dỗ bằng cách riêng của mình, tiến vào giữa đối phương để phát hiện ra những khoảng trống và xâm nhập vào lâu đài của đối phương để phóng hỏa, ám sát hay theo dõi bí mật.[3] | ” |
Nguồn gốc của các ninja là khó có thể xác định, nhưng có thể được phỏng đoán được rằng, họ xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIV.[4] Tuy nhiên, những tiền đề để Ninja có thể đã tồn tại xuất hiện sớm nhất vào cuối thời kỳ Heian [5] và đầu thời kỳ Kamakura.[6] Rất ít hồ sơ bằng văn bản tồn tại đến từng chi tiết hoạt động của ninja.
Do đặc thù của mình, ninja thường bị bao phủ bởi bức màn bí mật, nên có rất ít tài liệu ghi nhận. Hầu hết các kỹ thuật của ninja cổ xưa đều bị thất truyền, nhưng rất nhiều các tổ chức vũ trang đặc biệt của quân đội và cảnh sát của nhiều quốc gia trong quá khứ và hiện tại vẫn duy trì huấn luyện các kỹ thuật tương đồng với các ninja trong những nhiệm vụ đặc biệt hoặc bí mật như SEAL, SWAT, Đặc công...
"Ninja" là cách đọc on'yomi của hai chữ kanji "忍者". Trong cách đọc kun'yomi, nó được phát âm là shinobi-mono (Hiragana: しのびもの), thường được rút gọn lại thành shinobi. Theo âm Hán-Việt, hai chữ kanji "忍者" được đọc là "nhẫn giả". Tuy nhiên, cách đọc này lại không có nghĩa tương đồng trong tiếng Nhật. Trong nghĩa gốc Hán, "忍" (on'yomi: "nin", kun'yomi: "shinobi") có nghĩa là "nhẫn" (kiên nhẫn, nhẫn nhịn), trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là "ẩn nấp/ tàng ẩn". Còn "者" (on'yomi: "ja", kun'yomi: "mono") trong nghĩa gốc Hán là "giả" (người), trong tiếng Nhật có cả nghĩa là "người" hoặc "tổ chức". Theo đó, ta có thể gọi ninja là "tàng ẩn giả"
Ban đầu, từ "ninja" không được sử dụng phổ biến, mà do đặc thù bí mật và tính ngôn ngữ địa phương, rất nhiều các danh xưng khác nhau để mô tả những gì mà sau này được gọi là ninja[7], như:
- Monomi (物見, ものみ)
- Ukagami (伺見, うかがみ)
- Rappa (乱破, らっぱ)
- Dakkou (奪口, だっこう)
- Kusa (草, くさ)
- Nokisaru (軒猿, のきさる)
- Kamari (屈, かまり)
- Kanshi (間士, かんし)
- Ninjutsu tsukai (忍術使い)
Trong số đó, "shinobi" là danh xưng được sử dụng nhiều nhất.
Danh từ shinobi, được viết thành "忍び", được ghi nhận xuất hiện từ thế kỷ thứ VIII, trong các bài thơ của Man'yōshū.[8][9]
Shinobi được dùng để chỉ cho nam giới lẫn nữ giới. Tuy vậy, các shinobi nữ còn được gọi là kunoichi (くノ一, "ku" viết theo hiragana, "no" viết theo katakana, "ichi" viết bằng chữ "nhất" của kanji), mà các ký tự của nó được cho là hình thành từ ba nét trong chữ "nữ" - "女" trong kanji.[10]
Khi người Phương Tây bắt đầu tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, nhất là từ sau Thế chiến thứ hai, họ thường dùng từ "ninja" do nó ngắn gọn, dễ nói, dễ nhớ hơn đối với người Phương Tây[11]. Từ đó, danh xưng "ninja" trở nên phổ biến hơn cả ở Nhật Bản lẫn trên thế giới.
Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn (忍術, ninjutsu, nhẫn thuật). Điều này phản ảnh thực tế là các ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến.
Trong các tiểu thuyết, phim ảnh, ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các ninja là màu nâu sẫm. Có giả thuyết cho rằng những trang phục này có nguồn gốc từ trang phục đi săn của người dân vùng Nam tỉnh Shiga và Đông tỉnh Mie hiện nay.
Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, không nặng nề dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt ninja rất quả quyết và dũng cảm, họ luôn bàn tính kĩ trước khi hành động, khi nhiệm vụ thất bại, thì mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống của mình để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.
Trong phim ảnh, sách vở hay các tư liệu không chuyên, ta thường lầm tưởng Ninja là những người siêu nhân, có nhiều phép thần thông. Nhưng thực chất, họ chỉ là những người chiến binh bình thường, được đào tạo huấn luyện các kỹ năng, tăng cường sức khỏe, sức chiến đấu, thuật ẩn náu... hơn hẳn những binh sĩ thường. Bên cạnh đó, họ thường hoạt động lén lút, thoắt ẩn thoắt hiện nên nhiều người siêu việt hóa hoạt động của họ.
1. Thuật phi thân: ninja thường tập luyện bằng cách nhảy qua các vật cản, từ thấp đến cao, ngày này qua ngày khác tạo nên sức bật, dẻo dai vượt trội người thường, cộng thêm các kỹ thuật bám vịn điểm tựa, ván nhảy để vượt qua các vật cản không quá cao (tường tầm thấp, mái nhà...). Từ đó, hình thành huyền thoại ninja có khả năng nhảy cao.
2. Thuật ẩn nấp: ninja thường tính toán rất kĩ địa thế, thời điểm hoạt động. Cộng với trang phục và sử dụng vật liệu hóa trang hòa nhập với môi trường, họ có thể dễ dàng ẩn nấp thích ứng tốt với các địa hình (cây cỏ, núi, nước...). Do các kỹ thuật của ninja đều không phổ biến, nên được dân gian thêm thắt thành huyền thoại ninja có thể tàng hình!
3. Thuật dùng dụng cụ hỗ trợ: do đặc thù tác chiến đặc biệt, hầu hết phải hoạt động trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của đối phương, các ninja thường phải dùng rất nhiều các công cụ để hỗ trợ việc thâm nhập. Do phải mang vác, nên hầu hết các công cụ hỗ trợ phải gọn nhẹ và hầu hết là thô sơ, đòi hỏi phải có khả năng sử dụng nhiều mục đích khác nhau và phải được tập luyện thành thục. Như các kỹ thuật, dây thừng đầu có móc sắt/móc ghim (hình dạng bàn tay) để phóng chặt vào 1 điểm cao (bằng gỗ, tường đất...) và leo lên. Kỹ năng này yêu cầu phải nhanh gọn và cũng phải được tập luyện nhiều.
Các kỹ năng tiêu biểu khác mà 1 ninja phải thuần thục[sửa | sửa mã nguồn]
1. Kỹ năng sử dụng vũ khí cận chiến (Melee weapon): kiếm ngắn, dao găm, phi tiêu các loại... Yêu cầu tiên quyết là dứt điểm mục tiêu nhanh gọn ít tiếng động
2. Kỹ năng sử dụng vật liệu nổ: gây cháy, gây độc, gây khói
3. Kỹ năng lợi dụng địa hình, địa vật, cấu trúc nhà cửa, trần nhà... để ẩn nấp hay bám trụ bất động ở đó trong một thời gian lâu, chờ thời cơ
4. Kỹ năng xử lý tình huống: có thể sử dụng bất kì vũ khí, vật dụng trong tay để tiêu diệt đối phương, gây ít tiếng động để trốn thoát, lẩn trốn nhanh.
5. Kỹ năng điều nghiên, trinh sát khu vực sắp thực hiện nhiệm vụ
6. Tinh thần dũng cảm, bất khuất của võ sĩ đạo: quyết thực hiện nhiệm vụ tới cùng, tự sát để không lộ bí mật, bảo vệ tư cách và danh dự
Vũ khí và các công cụ của Ninja[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Ratti & Westbrook 1991, tr. 325
- ^ Turnbull 2003, tr. 5–6
- ^ Turnbull 2003, tr. 17; Turnbull uses the name Buke Meimokushō, an alternate reading for the same title. The Buke Myōmokushō cited here is a much more common reading.
- ^ Crowdy 2006, tr. 50
- ^ Frederic, trang. 715
- ^ Moriyama, trang. 103
- ^ Green 2001, tr. 355
- ^ Takagi et al. 1962, tr. 191; the full poem is "Yorozu yo ni / Kokoro ha tokete / Waga seko ga / Tsumishi te mitsutsu / Shinobi kanetsumo".
- ^ Satake et al. 2003, tr. 108; the Man'yōgana used for "shinobi" is 志乃備, its meaning and characters are unrelated to the later mercenary shinobi.
- ^ Perkins 1991, tr. 241
- ^ Turnbull 2003, tr. 6
Bảo tàng viện Ninja ở Ueno
Phim mới: Ninja Assassin (2009)
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ninja |
No comments:
Post a Comment