Thursday, 18 October 2018

Đồng (đơn vị tiền tệ) – Wikipedia tiếng Việt



Đồng (đơn vị tiền tệ)

đồng Việt Nam





500000 polymer.jpg500 dong.jpg
Mặt trước và sau tờ tiền giấy (polymer) mệnh giá 500.000 đồngTiền kim loại mệnh giá 500 đồng làm từ nikel
Mã ISO 4217
VND
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 Website
www.sbv.gov.vn
Sử dụng tại
Việt Nam
Lạm phát
6,8% (ước tính 2015)
 Nguồn
The World Factbook, ước 2006.
Đơn vị nhỏ hơn
 1/10
hào
 1/100
xu
Cả hai đơn vị tính này không còn dùng đã nhiều năm
Ký hiệu
Tiền kim loại
 Thường dùng
1000₫, 2000₫, 5000₫ (ngừng phát hành)
 Ít dùng
200₫, 500₫ (ngừng phát hành)
Tiền giấy
 Thường dùng
500₫, 1000₫, 2000₫, 5000₫, 10 000₫, 20 000₫, 50 000₫, 100 000₫, 200 000₫, 500 000₫
 Ít dùng

100₫, 200₫


100₫ (Tiền lưu niệm)

Đồng (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Nó có ký hiệu là , mã quốc tế theo ISO 4217 là "VND". Một đồng có giá trị bằng 100 xu hay 10 hào. Hai đơn vị xu và hào vì quá nhỏ nên không còn được phát hành nữa. Tiền giấy được phát hành hiện nay có giá trị 500₫, 1000₫, 2000₫, 5000₫, 10.000₫, 20.000₫, 50.000₫, 100.000₫, 200.000₫ và 500.000₫. Đồng thời cũng có tiền kim loại trị giá 200₫, 500₫, 1000₫, 2000₫ và 5000₫. Loại tiền này lúc trước còn được gọi một cách dân dã là Tiền cụ Hồ [cần dẫn nguồn] vì hầu hết mặt trước tiền giấy đều in hình Hồ Chí Minh và đặc biệt khi dùng để phân biệt với các loại tiền khác đã từng lưu hành tại Việt Nam có cùng tên gọi là "đồng".

Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn nghĩa là người ta bắt buộc phải chấp nhận khi nó được dùng để thanh toán cho một khoản nợ xác lập bằng đồng Việt Nam với mọi số lượng, mệnh giá.





Tiền kim loại ở Việt Nam thời xưa thường làm bằng đồng, tiền đồng trong Hán văn được gọi là "đồng tiền" (chữ Hán: 銅錢). Từ thời Pháp thuộc đến nay "đồng" (銅) từ chỗ vốn là tên gọi của một thứ kim loại đã trở thành đơn vị tiền tệ chính thức ở Việt Nam, không phân biệt chất liệu làm nên tiền là gì.

Đơn vị tính toán của tiền Việt Nam thời phong kiến là "văn" (文), "bách" (陌), "mân" (緡), "cưỡng" (繦, còn được viết là 鏹), "quán" (貫). Tiền kim loại khi dùng đơn độc được gọi là "văn". Chúng thường có lỗ ở giữa. Khi cần dùng nhiều văn người ta thường xỏ dây qua cái lỗ trên các văn tạo thành một xâu văn. Khi số lượng văn trên xâu văn đạt đến một số lượng nhất định nào đó tuỳ theo quy định của từng thời mà xâu văn ấy sẽ được gọi là "bách", "mân", "cưỡng", "quán".

Vì trên tiền có văn tự cho nên được gọi là "văn tiền" (文錢). Chữ "văn" 文 ở đây cũng như chữ "đồng" 銅 trong "đồng tiền" 銅錢 đã được tách ra dùng như một lượng từ để đo đếm tiền.

"Bách" 陌 là dạng viết đại tả của chữ "bách" 百 có nghĩa là một trăm được mượn dùng để chỉ một trăm văn nhưng về sau không phải lúc nào bách cũng đúng bằng một trăm văn.

"Mân" 緡, "cưỡng" 繦/鏹, "quán" 貫 ban đầu là chỉ cái dây xâu tiền, được dẫn thân làm đơn vị đo đếm tiền.

Các bản dịch tiếng Việt hiện nay của cổ tịch Hán văn Việt Nam thường chuyển các tên gọi "văn", "bách", "mân", "cưỡng", "quán" sang các đơn vị tiền tệ quen dùng ở Việt Nam thời hiện đại, "văn" bị gọi là "đồng", "bách" gọi là "tiền", "cưỡng", "mân", "quán" gọi là "quan" (biến âm của "quán" 貫), gây ngộ nhận cho người đọc về đơn vị tiền tệ của Việt Nam thời xưa.



Thời kỳ Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc Pháp[sửa | sửa mã nguồn]



Tờ bạc 100 đồng Đông Dương

Trong thời kỳ này, đơn vị tiền tệ của cả khu vực Đông Dương là piastre, được dịch ra tiếng Việt là "đồng" hay đôi khi là "bạc". Tiền tệ do chính quyền trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền của các triều vua nhà Nguyễn vẫn được lưu hành chủ yếu ở các vùng nông thôn mặc dù bất hợp pháp. Tiền đúc lúc đầu có đồng bạc México nặng 27 gam 073 (độ tinh khiết 902 phần nghìn), sau đó là đồng bạc Đông Dương được đúc ở Pháp nặng 27 gam (độ tinh khiết là 900 phần nghìn). Tiền giấy thời kỳ này được Ngân hàng Đông Dương phát hành và có thể đem đến ngân hàng đổi thành bạc. Một sắc lệnh ngày 16 tháng 5 năm 1900 cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền giấy gấp ba lần số bạc đảm bảo nhưng khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra thì tỷ lệ này không còn giữ được nữa, tiền giấy phát hành gấp nhiều lần số bạc đảm bảo. Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh quy định đồng bạc Đông Pháp (Đông Dương) có giá trị là 655 miligam vàng (độ tinh khiết 900 phần nghìn), từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang bản vị vàng.


Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám[sửa | sửa mã nguồn]




Tiền giấy 10 đồng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1951

Tiền 50 đồng Việt Nam Cộng hòa năm 1975

Từ 1945-1954: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 31 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nghị định phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và ngày 31 tháng 11 năm 1946, giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Hồ Chí Minh; một mặt in hình Nông - Công - Binh. Các loại giấy bạc đều có số Ả Rập, chữ quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá, có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương. Do đó ngoài tên gọi là giấy bạc cụ Hồ, nhân dân còn gọi là giấy bạc tài chính. Ngày 5 tháng 6 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc tài chính theo tỷ lệ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng tài chính. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ quốc ngữ) và hình Hồ Chí Minh; một mặt in hình Công - Nông - Binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán. Sau đó, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền riêng. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí cũng tương tự như giấy bạc ngân hàng chỉ khác là trên giấy bạc có chữ ký của Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ (Phạm Văn Bạch), đại diện Bộ trưởng Tài chínhGiám đốc Ngân khố Nam Bộ. Một số tỉnh được phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế.... hoặc giấy bạc chỉ lưu hành trong tỉnh. Thời kỳ đó, ở Nam Bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau, vùng thuộc sự kiểm soát của Pháp lưu hành tiền do Pháp phát hành. Mặt khác, mặc dù Chính phủ phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng do phương tiện giao thông còn khó khăn nên loại tiền này không lưu hành đến Nam Bộ. Chính vì thế, sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Nam Bộ vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền kim loại do chế độ cũ phát hành.

Từ 1954-1975: Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng. Ở miền Nam, từ năm 1953 đã cho lưu hành tiền đồng.

Sau 30 tháng 4 năm 1975: tiền miền Nam phải đổi thành tiền giải phóng với giá 500 đồng miền Nam cho mỗi đồng giải phóng từ Quảng Nam- Đà Nẵng trở vào, ở Thừa Thiên-Huế trở ra, 1000 đồng tiền miền Nam đổi được 3 đồng giải phóng. Vào năm 1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chính, lại có một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền miền Bắc là 1 đồng cũ thành 1 đồng thống nhất trong khi tại miền Nam 1 đồng giải phóng thành 8 hào tiền thống nhất. Lần đổi tiền thứ ba xảy ra vào năm 1985, khi 10 đồng tiền cũ đổi thành 1 đồng tiền mới.

Trong tiếng Việt, "đồng" cũng có thể dùng để chỉ đến những đơn vị tiền tệ nước ngoài, đặc biệt là những đơn vị ít người biết đến. Trong một số cộng đồng dùng tiếng Việt ở hải ngoại, đồng cũng có thể dùng để chỉ đến đơn vị tiền tệ địa phương.

Những năm gần đây, Việt Nam cho ra đời tiền kim loại có mệnh giá nhỏ kết hợp với việc in tiền mới (đổi chất liệu in từ giấy cotton sang polymer), nhưng một số tờ tiền mới in đã gặp vài lỗi kỹ thuật[1]





























Hối suất chính thức USD: Đồng
Năm
Hối suất
19861: 22,74[2]
19901: 6.482,80[3]
19951: 11.038,25[4]
20001: 14.167,75[5]
20051: 15.858,92[6]
20101: 18.612,92[7]
20151: 21.697,57[8]

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái theo hướng thả nổi có kiểm soát. Trong vòng vài ba năm trở lại đây (giai đoạn 2003-2005) đồng Việt Nam có tỷ giá khá ổn định so với đồng đô la Mỹ do chính sách của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho đồng giảm giá khoảng 1% một năm. Sau khi đồng đô la của Zimbabwe đổi giá vào đầu tháng 8 năm 2006, đơn vị đồng của Việt Nam trở thành đơn vị tiền thấp giá nhất trên thế giới trong một thời gian dài trước khi bị Rial Iran vượt qua. Hiện đồng của Việt Nam là đồng tiền rẻ thứ 3 thế giới (sau Rial Iran và Venezuela Bolívar).

  • Đồng Việt Nam hiện vẫn là tiền tệ có khả năng tự do chuyển đổi thấp, chưa trở thành đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện cố gắng nâng cao khả năng tự do chuyển đổi của đồng Việt Nam bằng cách trước mắt nâng cao tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng đồng (mục tiêu đến năm 2010 đạt 30%) tiến tới sử dụng đồng Việt Nam trong thanh toán nhập khẩu song song với việc tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai.

  • Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ là 1:23.255,814 (thời điểm ngày 5 tháng 9 năm 2018).[9]

Phá giá đồng tiền[sửa | sửa mã nguồn]


Tháng 11 năm 2009, Chính phủ Việt Nam quyết định phá giá 5% đồng tiền Việt Nam, đồng thời tăng lãi suất lên 8%. Việc này được xem như là hành động làm căng thẳng thị trường tài chính châu Á, vì các nền kinh tế trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế với thị trường Âu Mỹ.[10]

Ngày 11 tháng 2 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định lại mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ, theo đó, một đôla Mỹ ăn 18.544 đồng. Ngày 10 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá này 17.941 đồng. Như vậy, đồng tiền Việt Nam bị phá giá 3,25% so với đôla Mỹ.[11] Đến ngày 28 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá ở thị trường chợ đen là 19.500 đồng.

Ngày 17/08/2010 Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD (tương đương tăng 388 đồng) [11]

Ngày 11/02/2011 Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ +/-3% xuống còn +/-1%.[12] Tuy nhiên đến ngày 19/02/2011 tỷ giá USD ở thị trường chợ đen là 22.300 đồng.

Việc đồng tiền mất giá ở Việt Nam đã thể hiện qua vài trường hợp cụ thể như một gia đình gửi ngân hàng tiết kiệm Tháng 9 năm 1983 số tiền 90 đồng, giá trị một chỉ vàng; đến khi rút ra Tháng 3 năm 2015 thì lãnh hơn 20.000, chỉ mua được một ổ bánh mì kẹp thịt.[13]



Tiền giấy[sửa | sửa mã nguồn]




Tiền kim loại[sửa | sửa mã nguồn]









































































Mệnh giá

Thông số kỹ thuậtMiêu tảNgày phát hành
Hình

ảnh


Đường kínhĐộ dày mépKhối lượngVật liệuVànhMặt trướcMặt sau
200 ₫

20,00 mm
1,45 mm
3,2 g
Thép mạ nikel
Trơn
"NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Việt Nam", mệnh giá, hoa văn dân tộc
Quốc huy
17/12/2003
500 ₫

22,00 mm
1,75 mm
4,50 g
Thép mạ nikel
Khía răng cưa ngắt quãng 6 đoạn
"NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Việt Nam", mệnh giá, hoa văn dân tộc
Quốc huy
01/04/2004
1000 ₫

19,00 mm
1,95 mm
3,80 g
Thép mạ đồng thau
Khía răng cưa liên tục
"NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Việt Nam", mệnh giá, hình Thủy Đình, Đền Đô
Quốc huy
17/12/2003
2000 ₫

23,50 mm
1,80 mm
5,10 g
Thép mạ đồng thau
Khía răng cưa ngắt quãng 12 đoạn
"NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Việt Nam", mệnh giá, hình nhà rông
Quốc huy
01/04/2004
5000 ₫

25,50 mm
2,20 mm
7,70 g
Hợp kim CuAl6Ni2
Khía vỏ sò
"NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Việt Nam", mệnh giá, hình Chùa Một Cột
Quốc huy
17/12/2003

Tuy nhiên, tiền kim loại (còn gọi là tiền xu) không tạo được thói quen sử dụng trong dân chúng và không được ưa chuộng, đặc biệt là tại miền Bắc.[14]. Tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thông báo ngừng phát hành tiền xu.[15]







  • Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2002.














No comments:

Post a Comment