Người Khmer tại Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Danh từ này có thời gọi là người Việt gốc Miên.
Người Khmer là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.
Khmer là từ được viết theo phiên âm tiếng Pháp. Tiếng Việt phiên âm thành Khơ-me trong khi các thư tịch cũ của người Việt dùng danh từ Cao Miên (高棉) hay Cao Man. Trước năm 1975 còn có các tên gọi khác như Cul, Cur, Việt gốc Miên, Thổ...[3]
Chỉ thị số 117-CT/TƯ ngày 29 tháng 9 năm 1981 của Ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Chỉ thị số 122-CT ngày 12 tháng 5 năm 1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam về "Công tác đối với đồng bào Khơ-me" quy định thống nhất dùng tên gọi dân tộc Khơ-me, người Khơ-me, không được dùng những tên gọi không chính xác hoặc có hàm ý miệt thị như người Miên, người Thổ, người Việt gốc Miên, người Khờ-me, người Man, người Mọi v.v...[4].
Tiếng Khmer và chữ viết của người Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á.
Phần lớn người Khmer sống tập trung ở Campuchia.
Ở Việt Nam thì người Khmer sống chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre được gọi là Khmer Crộm. (Crộm là phiên âm tiếng Việt của tiếng Khmer, có nghĩa là Dưới)
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.600 người, có mặt tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
Sau đây là danh sách các tỉnh có nhiều người Khmer nhất:
1.Sóc Trăng (397.014 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam).
2.Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam).
3.Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam),
4.An Giang (90.271 người),
5.Bạc Liêu (70.667 người),
6.Cà Mau (29.845 người),
7.Thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người),
8.Vĩnh Long (21.820 người),
9.Cần Thơ (21.414 người),
10.Hậu Giang (21.169 người),
11.Bình Phước (15.578 người),
12.Bình Dương (15.435 người)[2].
Xung đột vũ trang và vận động chính trị[sửa | sửa mã nguồn]
Cuối năm 1960 ở Nam Vang người Khmer Krom thành lập Mặt trận Giải phóng Kampuchea Krom (tiếng Pháp: Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK), chủ trương tấn công Việt Nam Cộng hòa đòi lại đất Nam Kỳ. Chau Dera làm chủ tịch, với hai yêu sách chính:[5]
- bình đẳng giữa người Khmer và người Kinh
- công nhận người Khmer Krom là công dân Campuchia.
Ngày 27 Tháng 8, 1963 Norodom Sihanouk tuyên bố đoạn giao với Việt Nam Cộng hòa nhằm gây áp lực tranh đấu cho người Khmer Krom. Chính quyền Nam Vang còn giúp cơ sở vật chất và ngoại giao cho FLKK. Cuối năm 1963 lực lượng này sáp nhập với Mặt trận Giải phóng Champa và Mặt trận Giải phóng Kampuchea phía Bắc (Front de Libération du Kampuchea Nord FLKN) thành khối FULRO, mở rộng địa bàn hoạt động từ đồng bằng sông Cửu Long lên Cao nguyên Trung phần và đến tận Phú Yên [6].
Sau năm 1975 vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa người Việt và người Khmer bị cuốn vào Chiến tranh Việt Nam-Campuchia giữa các lãnh tụ ở Hà Nội và Phnôm Pênh và tiếng nói người Khmer Krom lu mờ. Tuy nhiên sang thế kỷ 21 người Khmer Krom lại phát động phong trào đòi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tự do sắc tộc và công nhận địa vị tiên khởi của người Khmer Krom ở đồng bằng sông Cửu Long.[7]
Những nhân vật Khmer Krom nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
Đám cưới người Khmer, Trà Vinh
Ban nhạc ở đám cưới Khmer, Trà Vinh
Bạn trẻ người Khmer, Trà Vinh
- Po Dharma. Champaka 7: Từ Mặt trận FLM đến phong trào FULRO. San Jose, CA: Office International of Champa, 2007.
No comments:
Post a Comment