Friday 19 October 2018

Thiếu tướng – Wikipedia tiếng Việt



Thiếu tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong quân đội nhiều quốc gia. Quân hàm Thiếu tướng trong quân đội một số quốc gia phương Tây mang 2 sao, xếp trên Chuẩn tướng. Quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam mang 1 sao, xếp dưới Trung tướng, trên Đại tá, được xếp tương đương quân hàm Major General (Quân đội Mỹ, có 2 sao; Lục quân Hoàng gia Anh), Général de Division (Quân đội Pháp, có 3 sao), Генерал-майор (Quân đội Nga), 少將 (Quân đội Trung Quốc).

Quân hàm Thiếu tướng Hải quân nhân dân Việt Nam hiện nay được gọi với danh xưng Chuẩn đô đốc, tương đương trong Hải quân Anh và Mỹ là Rear Admiral (Chuẩn Đô đốc), trong Hải quân Pháp là Vice-amiral (Phó Đô đốc, có 3 sao), trong Hải quân Nga là контр-адмирал (Chuẩn Đô đốc).

Thiếu tướng Không quân Anh được gọi là Air Vice Marshal.

Thiếu tướng trong Quân đội Trung Quốc thường đảm nhiệm các chức vụ sư đoàn trưởng, quân đoàn phó, quân đoàn trưởng hoặc Phó Tư lệnh đại quân khu.





Cấp bậc Thiếu tướng là bậc quân hàm khởi đầu của sĩ quan cấp tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, được quy định lần đầu tại Sắc lệnh 33/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946.

Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thường đảm nhiệm các chức vụ Tư lệnh hoặc Phó Tư lệnh quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, sư đoàn trưởng, chỉ huy (liên) binh đoàn, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Tổng cục của Quân đội. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Thiếu tướng là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Tư lệnh quân đoàn và tương đương.

Chín Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên được phong năm 1948 là: Hoàng Văn Thái, Nguyễn Sơn, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, Trần Đại Nghĩa, Lê Thiết Hùng.

Trong lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam, quân hàm tương đương là Chuẩn đô đốc. Theo Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (1999) thì Chuẩn đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân.


Một số Thiếu tướng tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]



  • Lê Thiết Hùng, Thiếu tướng đầu tiên

  • Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân

  • Trần Đại Nghĩa, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân giới, nay phát triển thành Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam

  • Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

  • Lê Quảng Ba, Tư lệnh đầu tiên Quân khu Việt Bắc.

  • Phan Trọng Tuệ, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đầu tiên

  • Nguyễn Thị Định, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam, nữ tướng đầu tiên.

  • Nguyễn Đức Trí (tình báo)

  • Vũ Ngọc Nhạ (tình báo)

  • Đặng Trần Đức (tình báo)

  • Phạm Xuân Ẩn (tình báo)

  • Bùi Cát Vũ

  • Tô Ký

  • Hoàng Thế Thiện - Chính ủy đầu tiên của Cục Không quân, Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long)

  • Y Blok, người dân tộc Ê Đê.

  • Lê Duy Mật, sinh 1929 tại Thủy Nguyên Hải Phòng, phó tư lệnh quân khu 2 tham mưu trưởng mặt trận Hà Giang 1984-1988

  • Lê Thế Trung, sinh năm 1928 tại Hà Nội, GS.TSKH, Anh hùng quân đội, Thầy thuốc nhân dân, nguyên Giám đốc Học viện Quân y


Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam

Trong lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng thường đảm nhiệm các chức vụ từ Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (bao gồm cả thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), Cục trưởng, Tư lệnh cảnh vệ đến Tổng cục trưởng Bộ Công an.

Xem Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam


Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)[sửa | sửa mã nguồn]



Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, quân hàm này mang 2 sao, dưới Trung tướng, trên Chuẩn tướng.

Trong lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa, quân hàm tương đương là Đề đốc.

Một số Thiếu tướng tiêu biểu:




Trong các tài liệu Việt Nam, danh xưng các tướng lĩnh Pháp thường bị lẫn lộn cấp bậc thiếu tướng và chuẩn tướng.

Nguyên do hệ thống quân hàm hiện đại của Việt Nam được đặt ra lần đầu vào bởi Sắc lệnh 33-SL năm 1946 đã quy định cấp bậc khởi đầu của cấp tướng là Thiếu tướng. Do đó, đối chiếu với quân đội Pháp sẽ có các cấp bậc Thiếu tướng (Général de brigade), Trung tướng (Général de division), Đại tướng (Général de corps d’armée) và Thống chế (Maréchal).

Tuy vậy, trong Sắc lệnh 71-SL năm 1946 lại quy định các cấp bậc tương ứng với chức vụ đảm nhiệm như sau:


  • Thiếu tướng: Sư đoàn trưởng, tương đương cấp bậc "Général de division"

  • Trung tướng: Liên đoàn trưởng, tương đương cấp bậc "Général de corps d’armée"

  • Đại tướng: Tập đoàn trưởng, tương đương cấp bậc "Général d’armée"

Năm 1950, tướng Jean de Lattre de Tassigny được bổ nhiệm làm Cao ủy kiêm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương. Theo quy định tạm thời về dịch thuật danh từ quân sự của Bộ Quốc phòng Quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại), các tài liệu Việt ngữ bấy giờ ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng 5 sao" (Général d'Armée) để phân biệt với cấp Đại tướng (4 sao, Général de Corps d'Armée). Đến năm 1955, một quy định mới quy định rằng cấp bậc "Đại tướng 5 sao" sẽ được gọi bằng danh xưng "Thống tướng".

Cho đến tận năm 1961, trong tài liệu về quân đội Việt Nam Cộng hòa, phần giới thiệu về tướng Lê Văn Tỵ có ghi cấp bậc của ông là "Đại tướng" và chú giải tiếng Anh là "Lt-Gen", tức "Lieutenant General" (nghĩa là chỉ tương đương Trung tướng sau này).

Mãi đến năm 1964, sau khi nắm quyền lực tối cao bằng cuộc "chỉnh lý", tướng Nguyễn Khánh đã đặt thêm cấp bậc Chuẩn tướng và Thống tướng và quy định dịch thuật danh từ quân sự cho các cấp bậc tướng đối chiếu với quân đội Mỹ là Chuẩn tướng (Brigadier General), Thiếu tướng (Major General), Trung tướng (Lieutenant General), Đại tướng (General) và Thống tướng (General of the Army).

Chính do sự thay đổi 2 lần này mà các tài liệu Việt Nam trước năm 1965 thường dịch cấp bậc "Général de brigade" thành Thiếu tướng. Sau năm 1965, cấp bậc này mới được dịch là Chuẩn tướng, tuy nhiên do sự sao chép nhiều lần các tài liệu cũ mà dẫn đến sự nhầm lẫn trên.











No comments:

Post a Comment