Friday 19 October 2018

Thanh long (thực vật) – Wikipedia tiếng Việt




Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, các loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.





Quả của thanh long có ba loại, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học như sau:



Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Hương vị của nó đôi khi giống như hương vị của quả kiwi (Actinidia deliciosa). Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang; hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hóa.



Quả thanh long Hylocereus costaricensis ruột màu tím

Quả thanh long ruột trắng, vỏ vàng Hylocereus megalanthus

Thành phần axit béo của hai giống thanh long [1]








































Hylocereus costaricensis
(thanh long ruột đỏ)
Hylocereus undatus
(thanh long ruột trắng, vỏ đỏ)
Axit myristic
0,2%
0,3%
Axit palmitic
17,9%
17,1%
Axit stearic
5,49%
4,37%
Axit palmitoleic
0,91%
0,61%
Axit oleic
21,6%
23,8%
Cis-Axit vaccenic
3,14%
2,81%
Axit linoleic
49,6%
50,1%
Axit linolenic
1,2%
0,98%


Loại ruột trắng vỏ hồng hay đỏ được trồng rộng rãi ở các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang v.v. Loại ruột đỏ vỏ đỏ được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam SOFRI (ấp Đông, xã Long Định,huyện Châu Thành,tỉnh Tiền Giang) hiện nay đã được trồng rộng rãi và phổ biến khắp các tỉnh tập trung ở Bình Thuận, Tiền Giang,Long An,...Bên cạnh đó hiện nay giống thanh long ruột tím hồng cũng được nghiên cứu và lai tạo bởi Viện Cây Ăn Quả Miền Nam cũng đã được đưa vào trồng đại trà.



Hoa của loài Hylocereus undatus

Thời điểm xử lý từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 2 dương lịch, với tuổi cây từ 4-5 tuổi trở lên. Sử dụng điện lưới hoặc máy nổ, công suất điện cần phải ổn định và bóng đèn tròn 75 W hoặc 100 W. Khoảng cách từ bóng đèn đến tán cây từ 0,5–1 m. Thời gian chiếu sáng ban đêm: từ 4-8 giờ. Thời gian chiếu sáng theo đợt: đầu vụ và cuối vụ khoảng 10 - 12 đêm. Giữa vụ (tết) khoảng 15 đêm. Có thể bón thêm phân NPK cho cây.


  • Bón phân cho thanh long trái vụ:

  1. Trước thắp đèn 20-30 ngày xịt phân bón lá có tỷ lệ NPK là 30:10:10 (Tức là có tỷ lệ N = 30%; P2O5 = 10% và K2O = 10%).

  2. Trước thắp đèn 10 ngày xịt phân bón lá (PBL) NPK 10:52:10+TE (1 lần). Sau 5 ngày thì xịt loại 6:32:32+TE (2 lần).

  3. Ngay sau khi lặt bỏ hoa, xịt ngay SIÊU CANXI, giúp mau lành vết thương, lỗ trái nhỏ và bảo vệ 3 tai dầu trái.

  4. 10 ngày dầu sau khi trái hình thành phun COMBI.GA3, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày.

  5. Giai doạn sau 10 ngày, trái lớn rất nhanh cả về kích thước lẫn chất lượng, phun liên tục 2-3 lần NPK "Siêu To Trái THANH LONG", 5-7ngày phun 1 lần.

  6. Chú ý: nếu bị lem trái, phun ngay PBL NPK 12-0-43+TE

  • Sử dụng phân bón lá Humamix trên thanh long trái vụ:

Hoa của loài Hylocereus undatus

Trước khi thắp đèn 1 ngày, xịt PBL NPK 6:32:32 (30 ml/bình loại 8 lít và xịt 2 lần, lần sau cách lần đầu 7 ngày). Sau thụ phấn 3 ngày, xịt PBL NPK 30:10:10 (30 ml/bình loại 8 lít và xịt 2 lần, lần sau cách lần đầu 5 ngày). Trước khi thu hoạch 3 tuần, xịt PBL NPK 12:0:30:4 Ca (30 ml/bình loại 8 lít và xịt 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Chú ý xịt ướt đều trên tán cây vào lúc 9-10 giờ sáng.

Ngoài ra còn có một biện pháp khác dành cho những hộ gia đình không có vốn đầu tư nhưng thanh long làm ra không có giá bằng thanh long chông đèn đó là sử dung hỗn hợp dinh dưỡng VSL-1 chấm vào mắt trên cây thanh long để kích thích ra hoa vào thời điểm mà mong muốn. Do Công ty giống cây ăn quả Đồng Nai (VACDONA) nghiên cứu. Phương pháp này rất đơn giản, áp dụng quy trình chăm sóc, bón phân và phun dung dịch VSL-2 kết hợp nitrat kali để kích thích mắt thanh long nở to đồng đều, sau đó bóc mắt và lựa chọn mắt có khả năng nở hoa để chấm hỗn hợp dinh dưỡng VSL-1 vào. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chỉ ba ngày sau cây đã nhú nụ và nở hoa sau khoảng 22 ngày. Tuy nhiên, để thanh long ra hoa, đậu quả và có hình dáng quả đẹp cần phải biết kỹ thuật bóc mắt và chấm hỗn hợp dinh dưỡng đúng thời kỳ cây có khả năng tập trung dinh dưỡng ra hoa, kết quả. Hỗn hợp dinh dưỡng VSL-1 đã được Hội đồng khoa học (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) công nhận là loại phân bón có chất kích thích sinh trưởng cây trồng ra hoa năm 2002, nhưng đến nay mới triển khai được trên một số hộ nông dân các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai và Long An...



Thanh long loại ruột trắng, vỏ đỏ (Hylocereus undatus)

Một số côn trùng và bệnh hại phổ biến trên thanh long như sau:


  1. Kiến: cắn, đục khoét hom, cành non, tai lá, gây tổn thương vỏ trái làm mất giá trị thương phẩm. Dùng Basudin 10H rải quanh gốc cây, dùng Basudin 50ND Supracide phun xịt trên cành tại các vùng bị gây hại.

  2. Rầy mềm: Có nhiều loại gây hại trên hoa và trái thanh long, chúng chích hút nhựa để lại vết chích nhỏ trên trái làm trái khi chin bị mất màu đỏ tự nhiên, mất giá trị xuất khẩu. Phun Lannate, Cyrux… nồng độ theo khuyến cáo trên nhãn thuốc.

  3. Ruồi đục trái: Gồm nhiều loài nhưng phổ biến gây hại trên hoa và trái. Dùng thuốc bẫy ruồi như Vizubon, đặt 3-5 bẫy/1.000 trụ, đặt rải rác trong vườn thanh long.

  4. Bệnh thối đầu cành: Do các loài nấm thuộc chi Alternaria làm ngọn chuyển màu vàng sau đó bị thối. Dùng Rovral 2 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần.

  5. Bệnh đốm nâu thân cành: Do nấm Gloeosporium agaves đốm tròn như mắt cua, nếu tập trung kéo dài thành vệt trên cành.

  6. Bệnh nám cánh: Do nấm Marssonina agaves. Trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám.


Vệ sinh đồng ruộng. Chống úng, chống hạn cho cây. Phun Rovral hoặc Anvil 5SC phối hợp với chất dính.

Ngoài ra còn một số bệnh sinh lý như rụng nụ do quá nhiều hoặc phân bón không đầy đủ, mất cân đối, hiên tượng nứt vỏ do thời tiết khô hạn sau đó mưa nhiều làm ruột quả phát triển mạnh hoặc teo trái lâu ngày. Phải kiểm soát không để bị khô hạn.


Công nghệ bảo quản quả thanh long[sửa | sửa mã nguồn]





  • Ariffin, Abdul Azis; Bakar, Jamilah; Tan, Chin Ping; Rahman, Russly Abdul; Karim, Roselina & Loi, Chia Chun [2008]: Essential fatty acids of pitaya (dragon fruit) seed oil. Food Chemistry (in press) doi:10.1016/j.foodchem.2008.09.108







No comments:

Post a Comment